Chuyển đến nội dung chính

Cô bé Lọ Lem (phim 1950) – Wikipedia tiếng Việt

Cô bé Lọ Lem

Áp phích gốc của Cô bé Lọ Lem năm 1950 bởi Disney
Thông tin phim
Đạo diễn
Clyde Geronomi, Hamilton Luske, Wilfred Jackson
Tác giả
Charles Perrault, Ken Anderson, Perce Pearce, Homer Brightman, Winston Hibler, Bill Peet, Erdman Penner, Harry Reeves, Joe Rinaldi, Ted Sears
Diễn viên
Ilene Woods, Eleanor Audley, Verna Felton, Claire DuBrey, Rhoda Williams, James MacDonald, Luis Van Rooten, Don Barclay
Phát hành
RKO Pictures
Công chiếu
4 tháng 3 năm 1950
Độ dài
72 phút
Ngôn ngữ
Tiếng Anh
Kinh phí
2,9 triệu đô la Mỹ
Doanh thu
85 triệu đô la Mỹ
Phim sau
Cô bé Lọ Lem II: Những giấc mơ trở thành hiện thực (2002)

Cô bé Lọ Lem (tiếng Anh: Cinderella, tiếng Pháp: Cendrillon) là bộ phim hoạt hình thứ 12 của hãng Walt Disney Pictures. Được sản xuất năm 1950, Cô bé Lọ Lem được dựa trên phiên bản năm 1982 của truyện cổ tích cùng tên (1967) bởi Anh em nhà Grimm.

Cô bé Lọ Lem đánh dấu sự thành công rực rỡ của hãng Disney trong việc sản xuất phim hoạt hình. Bộ phim cũng giúp hãng Disney bước vào kỷ nguyên hoàng kim, với sự đa dạng hóa trong quá trình sản xuất, vốn có từ thập niên 1940. Ngoài ra bộ phim cũng được coi là một trong những biểu tượng của Walt Disney.





Tranh mô tả Lọ Lem ướm thử giày của Carl Offterdinger, khoảng cuối thế kỷ XIX.

Ngày xửa ngày xưa, có nàng Lọ Lem rất xinh xắn sống hạnh phúc bên cha mẹ yêu quý. Nhưng đến một ngày kia mẹ mất, cha Lọ Lem tái giá với bà Tremaine, một người phụ nữ độc ác có hai đứa con gái đáng ghét tên là Drizella và Anastasia. Khi cha qua đời, bà mẹ kế coi nàng như kẻ tôi tớ trong nhà, bắt nàng làm việc quần quật suốt cả ngày. Lọ Lem đành chấp nhận số phận, làm việc chăm chỉ và rất nghe lời mẹ ghẻ.

Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến một ngày kia, nhà vua quyết định đã đến lúc con trai ông phải tìm một người vợ để sinh cho ông những đứa cháu đáng yêu. Vì thế ông mở một buổi dạ hội và mời toàn thể các thiếu nữ chưa chồng tới dự để hoàng tử có thể chọn được cô gái ưng ý nhất. Lọ Lem nghe tin và hỏi mụ dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ra điều kiện rằng cô phải làm xong mọi việc và có một bộ váy phù hợp để đi dự tiệc. Trong khi cô làm việc, chuột và chim đã bí mật sửa lại cho Cinderella chiếc váy cũ của mẹ cô. Những con vật lấy dây chuyền và mảnh vải mà hai cô chị vứt đi. Khi xe ngựa đã đến để đón mọi người đi đến bữa tiệc. Cinderella chạy xuống và khoe mọi người về chiếc váy đó. Mụ dì ghẻ bảo rằng nó thật là đẹp với thái độ khó chịu. Còn hai cô chị thì hét lên rằng: "đó là chiếc vòng cổ của con, đó là váy của con, con bé ăn cắp". Vừa nói vừa xé tan chiếc váy của Cinderella. Bà mẹ kế vừa cười vừa đóng cửa.

Cô rất buồn và khóc rồi mẹ đỡ đầu hiện lên. phù phép biến quả bí ngô thành cỗ xe, bốn con chuột thành bốn con bạch mã, con ngựa là người phu xe và con chó là người phục vụ. Cuối cùng, biến chiếc váy của Cinderella trở thành bộ váy lung linh và tuyệt đẹp, khiến cô trông ngọt ngào và xinh đẹp như một nàng công chúa.

Cô đến khi hoàng tử đang ngán ngẩm bữa tiệc và đến tên hai cô chị. Hoàng tử nhìn thấy và bị hút hồn ngay, hoàng tử chạy đến và khiêu vũ với cô và đem lòng yêu Cinderella. Nhưng đến khi đồng hồ điểm 12 giờ, Cinderella mới nhớ ra lời dặn của bà tiên đỡ đầu và vội chạy đi, rơi lại chiếc giày thủy tinh, về nhà và cô lại là một cô bé Lọ Lem chân tay. Để tìm lại người con gái trong mơ, hoàng tử muốn tất cả các cô gái trẻ được phép ướm thử giày, nếu vừa thì sẽ trở thành vợ chàng. Mặc dù bị dì ghẻ và hai em ngăn cản, làm vỡ chiêc giày mà Hoàng tử giữ, nhưng cuối cùng Lọ Lem cũng xuất hiện với chiếc giày thủy tinh thứ hai. Câu chuyện kết thúc có hậu như bao cổ tích khác, hoàng tử và Lọ Lem cưới nhau, và họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

Lưu ý: Theo lời bà tiên đỡ đầu thì sau 12h thì phép thuật sẽ hết hiệu nghiệm nhưng đôi giày thuỷ tinh vẫn còn.



Cinderella là bộ phim hoạt hình dài thứ 12 của Walt Disney Pictures với hình ảnh và âm nhạc ngọt ngào. Đây là lần đầu tiên hãng Walt Disney Music Company mới thành lập đăng ký bản quyền và phát hành chính thức các ca khúc sử dụng trong phim. Trước khi phần âm nhạc trong phim bắt đầu trở thành miếng mồi béo bở, các ca khúc thường không mấy giá trị đối với hãng làm phim, vì thế được bán lại cho các hãng kinh doanh âm nhạc khác.

Kể từ sau thành công vang dội của Bạch Tuyết và Bảy chú lùn tung ra năm 1937, Walt Disney chưa có tác phẩm nào thu hút sự chú ý của khán giả. Vì thế Cinderella được coi là một canh bạc lớn với hãng này. Với tổng chi phí khoảng 3 triệu USD, nội bộ Disney rỉ tai nhau nếu thất bại, hãng có thể phải đóng cửa. Thật tuyệt vời, bộ phim đã thành công rực rỡ. Lợi nhuận từ doanh thu bán vé, đĩa, nhạc.... và các ấn phẩm kèm theo bộ phim còn giúp Disney trang trải kinh phí sản xuất một loạt phim khác, rồi thành lập công ty phát hành riêng, lấn sân sang truyền hình và bắt đầu xây dựng công viên Disneyland nổi tiếng.

Thành công của Cinderella có được không chỉ vì hình ảnh đẹp mà còn nhờ phần lồng tiếng xuất sắc của các diễn viên, đặc biệt là Ilene Woods. Cô đã đánh bại 309 cô gái khác để giành được vai Lọ Lem sau khi hãng Walt Disney nhận được cuốn băng ghi giọng hát của cô. Tuy nhiên, thực ra không phải chính Ilene gửi đi cuốn băng đó. Cô chỉ thu vài bài hát trong phim để bạn bè nghe thử và họ đã gửi cho Walt Disney mà không nói cho cô biết. Mãi đến khi hãng này liên lạc với Ilene báo tin cô mới biết mình đã được chọn.

Cinderella chính thức được phát hành năm 1950. Sau thành công vang dội đó, bộ phim được phát hành lại vào những năm 1957, 1965, 1973, 1981 và 1987.



Ilene Woods - Cinderella

Eleanor Audley - Lady Tremaine

Luis Van Rooten - Grand Duke/King

Jimmy MacDonald - Jaq/Gus/Bruno

Marion Darlington - Bird whistles

Betty Lou Gerson - Narrator

William Phipps - Prince Charming

Lucille Bliss - Anastasia

Rhoda Williams - Drizella

Verna Felton - Fairy Godmother

Larry Grey - Footman

June Foray - Lucifer

Mike Douglas - Prince Charming (singing)



Bài hát nổi bật nhất trong phim là "A Dream Is a Wish Your Heart Makes" và "Bibbidi-Bobbidi-Boo".

Ngoài ra còn có:


  • "Cinderella"

  • "Oh, Sing Sweet Nightingale"

  • "The Work Song"

  • "So This Is Love"



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

George W. Bush – Wikipedia tiếng Việt

George Walker Bush (còn gọi là George Bush (con) , sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946) là chính khách và tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Ông thuộc Đảng Cộng hoà và là thành viên của một gia đình có quyền thế ở nước Mỹ, Gia tộc Bush. Những chính khách của gia đình này gồm có: ông nội của ông (cố Thượng nghị sĩ Prescott Bush), cha của ông (cựu tổng thống George H. W. Bush), và em của ông (Jeb Bush, cựu thống đốc tiểu bang Florida). Trước khi bước vào chính trường rồi đắc cử tổng thống, Bush là một doanh nhân, hoạt động trong lãnh vực dầu mỏ và bóng chày chuyên nghiệp. Sau đó, George W. Bush đắc cử thống đốc thứ 46 của tiểu bang Texas vào năm 1994. Vào năm 2000 Bush được đảng Cộng hoà chọn làm ứng cử viên tổng thống và đã trở thành ông chủ Nhà Trắng sau khi đánh bại ứng cử viên Al Gore của đảng Dân chủ trong một cuộc bầu phiếu sít sao và đầy tranh cãi. Năm 2004, Bush tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai sau khi thắng Thượng nghị sĩ John Kerry của tiểu bang Massachusetts. George W. Bush và bố mẹ, năm 19

Deirdre Barlow - Wikipedia

Deirdre Barlow Nhân vật đăng quang nhân vật Được miêu tả bởi Anne Kirkbride Thời gian 1972 ] Tập 1236 20/11/1972 Lần xuất hiện cuối cùng Tập 8486 8 tháng 10 năm 2014 Được giới thiệu bởi Eric Prytherch Xuất hiện sách Cuộc sống thời tiết Phố đăng quang: Saga hoàn chỉnh Deirdre: Một cuộc sống trên phố đăng quang [1] ] Spin-off xuất hiện Chuyện đi ngủ của Ken và Deirdre (2011) [2] Phân loại thông thường Hồ sơ Tên khác Deirdre Hunt Deirdre Langton Deirdre Rachid Nghề nghiệp Lễ tân y tế Trợ lý cá cược (2010) Hội đồng địa phương PA (2004 Tiết09) Trợ lý cửa hàng góc (2000 .03) Giám đốc nhà máy (1998 19659029] Quản lý văn phòng đại lý du lịch (1996 .9898) Trợ lý cửa hàng góc (1995 mật96) Người chăm sóc (1995) Trợ lý siêu thị (1994) [1994)19659029] Trợ lý cửa hàng góc (1993 Mạnh94) Cố vấn telesales (1991) Ủy viên hội đồng địa phương (1987 Tiết91) Trợ lý cửa hàng góc (1980 ) Thư ký (1973 Từ78) Nhà Quận Đỉnh (2014 Gi

Haifa – Wikipedia tiếng Việt

32°49′0″B 34°59′0″Đ  /  32,81667°B 34,98333°Đ  / 32.81667; 34.98333 Tọa độ: 32°49′0″B 34°59′0″Đ  /  32,81667°B 34,98333°Đ  / 32.81667; 34.98333 Haifa (tiếng Hebrew: חֵיפָה , Hefa ; tiếng Ả Rập: حيفا ‎, Ḥayfā ) là thành phố lớn nhất miền Bắc Israel, lớn thứ năm trên toàn quốc với dân số hơn 265.000 người và 300.000 người sống tại các tỉnh lân cận, trong đó có các thành phố như Krayot, Tirat Carmel, Daliyat al-Karmel và Nesher. Những khu vực này hợp lại thành một đô thị, nơi cư trú gần 600.000 dân, tạo nên phần lõi trung tâm của vùng đô thị Haifa. [1] [2] Haifa là một thành phố đa dân tộc, với hơn 90% dân số là người Do Thái, hơn 1/4 trong số đó là di dân từ Liên bang Xô Viết, 10% là người Ả Rập, chủ yếu theo đạo Cơ Đốc. [3] Thành phố này còn là nơi tọa lạc của Trung tâm Thế giới Baha'i, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận. [4] [5] Được xây dựng trên sườn dốc của Núi Carmel, lịch sử định cư tại vùng đất này kéo dài hơn 3.000 năm. Sự định cư đầu tiên được biết đến thu