Chuyển đến nội dung chính

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum – Wikipedia tiếng Việt

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum (tên tiếng Anh: Campus of the University of Da Nang in Kon Tum) là một trong 7 trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Trường được thành lập vào ngày 14 tháng 02 năm 2007, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực cho các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh vùng Đông nam Lào, Đông bắc Campuchia. Phân hiệu sẽ từng bước xây dựng nguồn lực, các cơ sở thí nghiệm, thực hành để nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả lao động xã hội của cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên. Sự ra đời của Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum là một bước góp phần tích cực vào việc phát triển thương hiệu Đại học Đà Nẵng trên vùng đất Tây Nguyên.





  • Phát triển cộng đồng: Phân hiệu đào tạo vì sự phát triển cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên.

  • Hợp tác cùng phát triển: Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum là thành viên của Đại học Đà Nẵng, coi trọng việc hợp tác với các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng. Phân hiệu cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng, đại học và các cộng đồng kinh doanh trên vùng đất Tây Nguyên. Tất cả mọi sự hợp tác vì sự phát triển bền vững.

  • Thực tế và hữu hiệu: Phân hiệu sẽ thường xuyên tìm hiểu nhu cầu khu vực để xây dựng cơ cấu ngành đào tạo, chương trình học phù hợp với nhu cầu phát triển của Tây Nguyên. Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc cải tiến đời sống lao động của cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên.

Toàn bộ cơ sở của Phân hiệu được chia thành hai khu vực:


  • Khu vực Giảng đường và Hiệu bộ của Phân hiệu tại 129 Phan Đình Phùng - thành phố Kon Tum với diện tích 1,5 ha.

  • Khu vực Ký túc xá sinh viên và khu học tập thể dục, thể thao tại đường Duy Tân - thành phố Kon Tum với diện tích 2,3 ha.

Là một thành viên của Đại học Đà Nẵng, giảng dạy ở Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum có sự góp sức của các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, đội ngũ Giảng viên chính và Giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy tốt nhất từ các trường thành viên khác. Sinh viên của Phân hiệu sẽ tiếp cận những phương pháp giảng dạy tiên tiến với những chương trình phù hợp, có tính cập nhật cao. Hơn thế nữa, sinh viên còn có thể truy cập dễ dàng các giáo trình, tài liệu từ học liệu mở của các trường đại học thành viên Đại học Đà Nẵng. Các sinh viên chuyên ngành kỹ thuật học tập ở Phân hiệu, năm cuối có thể được tham gia thực tập trong các phòng thí nghiệm được trang bị những thiết bị hiện đại tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.



Khi Phân hiệu đi vào hoạt động ổn định, sẽ tuyển sinh hàng năm với quy mô từ 400 đến 500 sinh viên hệ chính quy. Dựa trên thế mạnh của Đại học Đà Nẵng - đại học đa ngành trọng điểm quốc gia, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum sẽ từng bước mở rộng các chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của các tỉnh Tây Nguyên.

Hiện nay, Phân hiệu chiêu sinh 14 chuyên ngành đào tạo thuộc 4 trường đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng là trường Đại học Bách khoa, trường Đại học Kinh tế, trường Đại học Sư phạm và trường Đại học Ngoại ngữ. Ngoài đào tạo hệ đại học, Phân hiệu sẽ tích cực mở các khoá đào tạo sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Tây Nguyên. Dự kiến, các lớp cao học trên vùng đất Tây Nguyên này sẽ được chiêu sinh khoá đầu tiên vào năm học 2007 - 2008 với quy mô 50 học viên của nhiều chuyên ngành đào tạo.


  • Các chuyên ngành đào tạo đại học:
    1. Điện Kỹ thuật

    2. Công nghệ Thông tin

    3. Xây dựng Công trình Thuỷ

    4. Kinh tế Xây dựng và Quản lý Dự án

    5. Kinh tế Lao động

    6. Kinh tế Phát triển

    7. Quản trị Kinh doanh Tổng hợp

    8. Quản trị Kinh doanh Quốc tế (Ngoại thương)

    9. Quản trị Kinh doanh Du lịch và Dịch vụ

    10. Tài chính - Ngân hàng

    11. Tài chính Doanh nghiệp

    12. Sư phạm Toán

    13. Sư phạm Giáo dục Tiểu học

    14. Cử nhân Tiếng Anh Thương mại









Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

George W. Bush – Wikipedia tiếng Việt

George Walker Bush (còn gọi là George Bush (con) , sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946) là chính khách và tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Ông thuộc Đảng Cộng hoà và là thành viên của một gia đình có quyền thế ở nước Mỹ, Gia tộc Bush. Những chính khách của gia đình này gồm có: ông nội của ông (cố Thượng nghị sĩ Prescott Bush), cha của ông (cựu tổng thống George H. W. Bush), và em của ông (Jeb Bush, cựu thống đốc tiểu bang Florida). Trước khi bước vào chính trường rồi đắc cử tổng thống, Bush là một doanh nhân, hoạt động trong lãnh vực dầu mỏ và bóng chày chuyên nghiệp. Sau đó, George W. Bush đắc cử thống đốc thứ 46 của tiểu bang Texas vào năm 1994. Vào năm 2000 Bush được đảng Cộng hoà chọn làm ứng cử viên tổng thống và đã trở thành ông chủ Nhà Trắng sau khi đánh bại ứng cử viên Al Gore của đảng Dân chủ trong một cuộc bầu phiếu sít sao và đầy tranh cãi. Năm 2004, Bush tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai sau khi thắng Thượng nghị sĩ John Kerry của tiểu bang Massachusetts. George W. Bush và bố mẹ, năm 19

Deirdre Barlow - Wikipedia

Deirdre Barlow Nhân vật đăng quang nhân vật Được miêu tả bởi Anne Kirkbride Thời gian 1972 ] Tập 1236 20/11/1972 Lần xuất hiện cuối cùng Tập 8486 8 tháng 10 năm 2014 Được giới thiệu bởi Eric Prytherch Xuất hiện sách Cuộc sống thời tiết Phố đăng quang: Saga hoàn chỉnh Deirdre: Một cuộc sống trên phố đăng quang [1] ] Spin-off xuất hiện Chuyện đi ngủ của Ken và Deirdre (2011) [2] Phân loại thông thường Hồ sơ Tên khác Deirdre Hunt Deirdre Langton Deirdre Rachid Nghề nghiệp Lễ tân y tế Trợ lý cá cược (2010) Hội đồng địa phương PA (2004 Tiết09) Trợ lý cửa hàng góc (2000 .03) Giám đốc nhà máy (1998 19659029] Quản lý văn phòng đại lý du lịch (1996 .9898) Trợ lý cửa hàng góc (1995 mật96) Người chăm sóc (1995) Trợ lý siêu thị (1994) [1994)19659029] Trợ lý cửa hàng góc (1993 Mạnh94) Cố vấn telesales (1991) Ủy viên hội đồng địa phương (1987 Tiết91) Trợ lý cửa hàng góc (1980 ) Thư ký (1973 Từ78) Nhà Quận Đỉnh (2014 Gi

Haifa – Wikipedia tiếng Việt

32°49′0″B 34°59′0″Đ  /  32,81667°B 34,98333°Đ  / 32.81667; 34.98333 Tọa độ: 32°49′0″B 34°59′0″Đ  /  32,81667°B 34,98333°Đ  / 32.81667; 34.98333 Haifa (tiếng Hebrew: חֵיפָה , Hefa ; tiếng Ả Rập: حيفا ‎, Ḥayfā ) là thành phố lớn nhất miền Bắc Israel, lớn thứ năm trên toàn quốc với dân số hơn 265.000 người và 300.000 người sống tại các tỉnh lân cận, trong đó có các thành phố như Krayot, Tirat Carmel, Daliyat al-Karmel và Nesher. Những khu vực này hợp lại thành một đô thị, nơi cư trú gần 600.000 dân, tạo nên phần lõi trung tâm của vùng đô thị Haifa. [1] [2] Haifa là một thành phố đa dân tộc, với hơn 90% dân số là người Do Thái, hơn 1/4 trong số đó là di dân từ Liên bang Xô Viết, 10% là người Ả Rập, chủ yếu theo đạo Cơ Đốc. [3] Thành phố này còn là nơi tọa lạc của Trung tâm Thế giới Baha'i, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận. [4] [5] Được xây dựng trên sườn dốc của Núi Carmel, lịch sử định cư tại vùng đất này kéo dài hơn 3.000 năm. Sự định cư đầu tiên được biết đến thu