Chuyển đến nội dung chính

Chu Bá Thông – Wikipedia tiếng Việt

Chu Bá Thông
Sáng tạo ra bởi

Kim Dung
Xuất hiện trong

Anh hùng xạ điêu,
Thần điêu hiệp lữ
Thông tin cá nhân
Ngoại hiệu

"Lão Ngoan Đồng" (老頑童),
"Trung Ngoan Đồng" (中頑童)
Giới

Nam
Người trong mộng

Lưu Anh
Con cái

Con trai không đặt tên (bị giết bởi Cừu Thiên Nhận)
Anh em kết nghĩa

Vương Trùng Dương,
Quách Tĩnh
Kết giao
Bang, phái

Toàn Chân đạo
Sư phụ

Sư phụ không chính thức:
Vương Trùng Dương,
Tiểu Long Nữ
Đệ tử

Đệ tử chính thức:
Gia Luật Tề
Đệ tử không chính thức:
Quách Tĩnh,
Tiểu Long Nữ,
Mục Niệm Từ
Võ công
Nội công

Nội công phái Toàn Chân,
Cữu Âm Chân Kinh
Phép quyền cước

Song thủ hỗ bác,
Không minh quyền,
Võ công phái Toàn Chân
Binh khí

Ngọc ong (Jade bees)

Chu Bá Thông (tiếng Trung: 周伯通; phiên âm khác thành Châu Bá Thông) là một nhân vật có thật sống vào cuối thời Bắc Tống, có ảnh hưởng trong việc sáng lập Toàn Chân giáo. Tuy nhiên, từ sau năm 1957, nhiều người biết ông như là một nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung với ngoại hiệu Lão Ngoan Đồng (老頑童), xuất hiện trong hai phần đầu của Xạ Điêu tam bộ khúc, gồm Anh hùng xạ điêuThần điêu hiệp lữ.





Tuy nổi tiếng là nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp, nhưng Chu Bá Thông là một nhân vật có thật trong lịch sử. Tuy nhiên tư liệu về ông rất ít. Một số ghi chép ít ỏi cho biết ông sống vào cuối thời Bắc Tống, cùng thời với Vương Trùng Dương, là người Ninh Hải, Sơn Đông, đồng hương với một số thành viên trong nhóm Toàn Chân Thất tử là Đan Dương tử Mã Ngọc, Trường Chân tử Đàm Xứ Đoan, Ngọc Dương tử Vương Xứ Nhất, Quảng Ninh tử Hách Đại Thông và Thanh Tĩnh tản nhân Tôn Bất Nhị.

Chu Bá Thông sinh thời rất ngưỡng vọng Vương Trùng Dương. Bấy giờ, Vương đang vân du truyền đạo khắp nơi, đã thu nhận Khưu Xứ Cơ, Đàm Xứ Đoan, Mã Ngọc, Vương Xứ Nhất và Hách Đại Thông làm môn đệ. Mãi đến khoảng tháng 4 năm 1169, Vương cùng các đồ đệ mới trở về Ninh Hải. Chu Bá Thông khi đó đã mời Vương Trùng Dương tới nơi cư trú của mình, có tên là "Kim Liên Đường" để đàm đạo. Tại đây, vợ của Mã Ngọc là Tôn Bất Nhị xuất gia theo Toàn Chân giáo. Tháng 8 năm đó, Vương thành lập Tam giáo Kim Liên hội, một chi nhánh của Toàn Chân giáo, đặt dưới sự trợ giúp của Chu Bá Thông. Sau đó, Vương tiếp tục đến huyện Phúc Sơn truyền đạo, thu nạp Lưu Xứ Huyền.

Những hành trạng khác của Chu Bá Thông không thấy tài liệu nào ghi chép tới.


Nhân vật lừng danh trong tiểu thuyết võ hiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Với những thông tin ít ỏi đó, Kim Dung đã tiểu thuyết hóa và đưa Chu Bá Thông trở thành một trong những nhân vật nổi bật nhất trong các tác phẩm của mình.

Trong Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ, Chu Bá Thông được xây dựng là sư đệ của Vương Trùng Dương, sư thúc của Toàn Chân thất tử. Ông được mô tả là người có tính tình ngây thơ, hay đùa giỡn như trẻ con (nên có biệt danh Lão Ngoan Đồng) và là một con nghiện võ thuật. Ông là người sáng chế ra món võ công "Không minh quyền", đặc biệt là môn Song Thủ Hỗ Bác, môn võ công kỳ dị chỉ dành cho những người có đầu óc hoàn toàn vô tư, trong sáng.


Anh hùng xạ điêu[sửa | sửa mã nguồn]


Trong bộ truyện này, hành trạng của Chu Bá Thông được tái hiện theo lời kể của nhân vật với nhân vật Quách Tĩnh trên đảo Đào Hoa. Theo đó, ông vốn là một đứa trẻ mồ côi được Vương Trùng Dương nuôi dưỡng, nhận làm sư đệ và truyền thụ võ công cho.

Sau Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương lo sau khi mình qua đời, không ai đủ sức chế ngự Âu Dương Phong nên cùng Chu Bá Thông tới Đại Lý gặp Đoàn Trí Hưng để bàn bạc. Trong thời gian ở Đại Lý, Chu Bá Thông làm quen với Lưu Anh, một sủng phi của Nam Đế, dạy nàng thuật điểm huyệt. Hai người nảy sinh tình cảm và có quan hệ với nhau, sinh ra một đứa con. Vì chuyện này, Chu Bá Thông hết sức sợ hãi, xin lỗi Đoàn Trí Hưng và bỏ đi. Về sau đứa bé bị Cừu Thiên Nhận đánh trọng thương, Đoàn Trí Hưng vì ghen mà không cứu, Lưu quý phi đành giết chết đứa nhỏ. Đây là căn nguyên của những oán hận về sau giữa Lưu phi, Chu Bá Thông, Đoàn Trí Hưng và Cừu Thiên Nhận.

Sau khi Vương Trùng Dương mất, Vương Trùng Dương giao bộ Cửu Âm Chân Kinh cho sư đệ Chu Bá Thông cất giữ. Chu Bá Thông trên đường đi giấu bí kíp gặp vợ chồng Hoàng Dược Sư, bằng trí nhớ tuyệt vời của vợ, Hoàng lão tà nhanh chóng có được nội dung Cửu Âm chân kinh. Tuy nhiên kinh thư sau đó bị hai đồ đệ ăn trộm, vợ Đông Tà do cố sức nhớ lại kinh thư nên chết ngay sau khi sinh Hoàng Dung. Chu Bá Thông biết mình bị lừa bèn tìm đến đảo đào hoa để cướp lại Cửu Âm Chân Kinh. Không may bị lạc vào Đào hoa trận và bị Hoàng Dược nhốt ông trên đảo Đào Hoa 15 năm.

Chu Bá Thông ở trên đảo, nhàn rỗi vô sự, sáng tạo ra tuyệt học Không Minh quyền và Song thủ hỗ bác.

Mười lăm năm sau, Hoàng Dung vô tình phát hiện ra nơi giam giữ Chu Bá Thông, thấy ông tính tình trẻ con nên thường đến chơi với ông. Hoàng Dược Sư biết chuyện nổi giận mắng con gái thậm tệ. Hoàng Dung giận cha bỏ đi, từ đó quen biết Quách Tĩnh.

Khi hai người Quách Hoàng trở lại đảo, Quách Tĩnh không quen đường lối, lạc đến chỗ Chu Bá Thông. Hai người nói chuyện tâm đầu ý hợp. Chu Bá Thông đòi kết nghĩa huynh đệ với chàng. Dù tuổi tác hai người chênh lệch rất xa nhưng do ông nằng nặc yêu cầu, Quách Tĩnh đành đồng ý. Sau đấy, Chu Bá Thông khéo léo dạy Quách Tĩnh Không Minh quyền, Song thủ hỗ bác và cả Cửu Âm chân kinh.

Từ đó đến cuối truyện, Chu Bá Thông rời đảo Đào Hoa, gây ra rất nhiều sự phiền phức vì tính tình trẻ con của ông nhưng cũng may không có hậu quả nghiêm trọng.


Thần điêu hiệp lữ[sửa | sửa mã nguồn]


Trong Thần điêu hiệp lữ, Chu Bá Thông tuy đã già thêm hai ba chục tuổi nhưng vẫn giữ tính nết trẻ con như cũ, võ công ngày càng mạnh. Ông rất thích nô giỡn với Tiểu Long Nữ, dạy nàng Song thủ hỗ bác, lại lấy cắp bình mật nuôi ong của nàng.

Chu Bá Thông cũng nhận một đệ tử là Gia Luật Tề, tuy nhiên do càng lớn, Gia Luật Tề càng đoan chính, không thích đùa giỡn nên ông cấm không cho chàng gọi ông là sư phụ.

Cuối truyện, ông hóa giải những chuyện hiểu lầm, oan nghiệt trước đây với Anh Cô (tên của Lưu quý phi sau khi rời cung) và Nhất Đăng Đại Sư (tên của Đoàn Trí Hưng sau khi đi tu), cùng nhau giúp Quách Tĩnh bảo vệ thành Tương Dương. Ông chính là người gợi ý cho Dương Quá giết cao thủ Mông Cổ, Kim Luân Pháp Vương.

Tại Hoa Sơn luân kiếm lần thứ ba, Chu Bá Thông được bầu là người giỏi nhất, hiệu là Trung Ngoan Đồng (中頑童).


Võ lâm ngũ bá[sửa | sửa mã nguồn]


Trong tiểu thuyết dựa Kim Dung "Võ lâm ngũ bá", Chu Bá Thông hồi nhỏ tên là Chu Cẩu nhi, vốn là con hoang của một người đàn bà trẻ nhưng góa chồng bị một người đàn ông họ Dạ hiếp.





  • "Kim Liên chính tôn tiên nguyên tượng truyền"

  • Bia Giáo tổ Toàn Chân giáo Chung Nam sơn Trùng Dương Chân nhân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

George W. Bush – Wikipedia tiếng Việt

George Walker Bush (còn gọi là George Bush (con) , sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946) là chính khách và tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Ông thuộc Đảng Cộng hoà và là thành viên của một gia đình có quyền thế ở nước Mỹ, Gia tộc Bush. Những chính khách của gia đình này gồm có: ông nội của ông (cố Thượng nghị sĩ Prescott Bush), cha của ông (cựu tổng thống George H. W. Bush), và em của ông (Jeb Bush, cựu thống đốc tiểu bang Florida). Trước khi bước vào chính trường rồi đắc cử tổng thống, Bush là một doanh nhân, hoạt động trong lãnh vực dầu mỏ và bóng chày chuyên nghiệp. Sau đó, George W. Bush đắc cử thống đốc thứ 46 của tiểu bang Texas vào năm 1994. Vào năm 2000 Bush được đảng Cộng hoà chọn làm ứng cử viên tổng thống và đã trở thành ông chủ Nhà Trắng sau khi đánh bại ứng cử viên Al Gore của đảng Dân chủ trong một cuộc bầu phiếu sít sao và đầy tranh cãi. Năm 2004, Bush tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai sau khi thắng Thượng nghị sĩ John Kerry của tiểu bang Massachusetts. George W. Bush và bố mẹ, năm 19

Deirdre Barlow - Wikipedia

Deirdre Barlow Nhân vật đăng quang nhân vật Được miêu tả bởi Anne Kirkbride Thời gian 1972 ] Tập 1236 20/11/1972 Lần xuất hiện cuối cùng Tập 8486 8 tháng 10 năm 2014 Được giới thiệu bởi Eric Prytherch Xuất hiện sách Cuộc sống thời tiết Phố đăng quang: Saga hoàn chỉnh Deirdre: Một cuộc sống trên phố đăng quang [1] ] Spin-off xuất hiện Chuyện đi ngủ của Ken và Deirdre (2011) [2] Phân loại thông thường Hồ sơ Tên khác Deirdre Hunt Deirdre Langton Deirdre Rachid Nghề nghiệp Lễ tân y tế Trợ lý cá cược (2010) Hội đồng địa phương PA (2004 Tiết09) Trợ lý cửa hàng góc (2000 .03) Giám đốc nhà máy (1998 19659029] Quản lý văn phòng đại lý du lịch (1996 .9898) Trợ lý cửa hàng góc (1995 mật96) Người chăm sóc (1995) Trợ lý siêu thị (1994) [1994)19659029] Trợ lý cửa hàng góc (1993 Mạnh94) Cố vấn telesales (1991) Ủy viên hội đồng địa phương (1987 Tiết91) Trợ lý cửa hàng góc (1980 ) Thư ký (1973 Từ78) Nhà Quận Đỉnh (2014 Gi

Haifa – Wikipedia tiếng Việt

32°49′0″B 34°59′0″Đ  /  32,81667°B 34,98333°Đ  / 32.81667; 34.98333 Tọa độ: 32°49′0″B 34°59′0″Đ  /  32,81667°B 34,98333°Đ  / 32.81667; 34.98333 Haifa (tiếng Hebrew: חֵיפָה , Hefa ; tiếng Ả Rập: حيفا ‎, Ḥayfā ) là thành phố lớn nhất miền Bắc Israel, lớn thứ năm trên toàn quốc với dân số hơn 265.000 người và 300.000 người sống tại các tỉnh lân cận, trong đó có các thành phố như Krayot, Tirat Carmel, Daliyat al-Karmel và Nesher. Những khu vực này hợp lại thành một đô thị, nơi cư trú gần 600.000 dân, tạo nên phần lõi trung tâm của vùng đô thị Haifa. [1] [2] Haifa là một thành phố đa dân tộc, với hơn 90% dân số là người Do Thái, hơn 1/4 trong số đó là di dân từ Liên bang Xô Viết, 10% là người Ả Rập, chủ yếu theo đạo Cơ Đốc. [3] Thành phố này còn là nơi tọa lạc của Trung tâm Thế giới Baha'i, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận. [4] [5] Được xây dựng trên sườn dốc của Núi Carmel, lịch sử định cư tại vùng đất này kéo dài hơn 3.000 năm. Sự định cư đầu tiên được biết đến thu