Chuyển đến nội dung chính

Thanh Chương – Wikipedia tiếng Việt


Thanh Chương là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An. phía Tây Nam giáp tỉnh Bolikhamxai của Lào; phía Đông giáp huyện Đô Lương và Nam Đàn; phía Tây Bắc giáp huyện Anh Sơn; phía Đông Bắc giáp huyện Đô Lương; phía Nam giáp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Huyện lỵ cách thành phố Vinh 45 km. Thanh Chương được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) công nhận là một các huyện thuộc Khu dự trữ sinh quyển Thế giới vào tháng 9/2017(Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An).





Có 40 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thị trấn Thanh Chương và 39 xã: Cát Văn, Đồng Văn, Hạnh Lâm, Ngọc Lâm, Ngọc Sơn, Phong Thịnh, Thanh An, Thanh Chi, Thanh Đồng, Thanh Đức, Thanh Dương, Thanh Giang, Thanh Hà, Thanh Hòa, Thanh Hưng, Thanh Hương, Thanh Khai, Thanh Khê, Thanh Lâm, Thanh Liên, Thanh Lĩnh, Thanh Long, Thanh Lương, Thanh Mai, Thanh Mỹ, Thanh Ngọc, Thanh Nho, Thanh Phong, Thanh Sơn, Thanh Thịnh, Thanh Thủy, Thanh Tiên, Thanh Tùng, Thanh Tường, Thanh Văn, Thanh Xuân, Thanh Yên, Võ Liệt, Xuân Tường.



  • Thời Nhà Ngô, Thanh Chương là Thủ phủ Châu Hoan, nơi đặt dinh trấn thủ của quan thứ sử Đinh Công Trứ.[1]

  • Thời thuộc nhà Minh, Thanh Chương là đất huyện Thổ Du phủ Nghệ An.

  • Thời nhà Lê huyện được gọi là Thanh Giang, sau đổi thành Thanh Chương. Trong danh sách phủ huyện thời Hồng Đức (1479-1497) được chép trong Thiên Nam dư hạ tập vẫn còn chép là Thanh Giang. Năm 1490, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 thì Thanh chương là một huyện thuộc phủ Đức Quang (cùng với Hương Sơn, La Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, Chân Phúc), xứ Nghệ An.

  • Năm 1831, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, xứ Nghệ An tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Lúc đó huyện Thanh Chương nhập vào phủ Anh Sơn (gồm các huyện: Lương Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương và Hưng Nguyên) thuộc tỉnh Nghệ An.

  • Năm 1919, chính quyền thực dân phong kiến bỏ cấp phủ, huyện Thanh Chương trực thuộc tỉnh Nghệ An. Các tổng cũ được phân chia thành 12 xã cụ thể như sau:
    • Tổng Cát Ngạn chia làm 3 xã: Cát Văn, Minh Sơn, Tam Đồng.

    • Tổng Võ Liệt: Đồng Thanh, Vịnh Thọ, Kim Bảng.

    • Tổng Bích Triều: Tân Dân, Xuân Triều.

    • Tổng Đại Đồng: Đại Đồng, Đồng Văn.

    • Tổng Xuân Lâm: Minh Tiến, Mai Lâm.

  • Đầu năm 1954, theo chủ trương phân chia lại cấp xã của UBKCHC Liên Khu IV thì huyện Thanh Chương trên cơ sở 12 xã cũ đã chia thành 41 xã mới như sau:
    • Xã Cát Văn chia thành 3 xã: Thanh Cát, Thanh Bài và Thanh Bình.

    • Xã Minh Sơn chia thành 4 xã là: Thanh Đức, Thanh Mỹ, Thanh Nho và Thanh Hòa.

    • Xã Tam Đồng chia thành 3 xã là: Thanh Tiên, Thanh Liên và Thanh Chung.

    • Xã Đồng Thanh chia thành 2 xã: Thanh Hương và Thanh Lĩnh.

    • Xã Vĩnh Thọ chia thành 4 xã: Thanh Thịnh, Thanh An, Thanh Chi, Thanh Khê.

    • Xã Kim Bảng chia thành 4 xã: Thanh Minh, Thanh Tân, Thanh Long, Thanh Hà.

    • Xã Thanh Dân chia thành 4 xã: Thanh Giang, Thanh Mai, Thanh Tùng và Thanh Bích.

    • Xã Xuân Triều chia thành 2 xã: Thanh Xuân và Thanh Lâm.

    • Xã Đại Đồng chia thành 5 xã: Thanh Hưng, Thanh Văn, Thanh Tường, Thanh Đồng và Thanh Phong

    • Xã Đồng Văn chia làm 3 xã: Thanh Ngọc, Thanh Luân, Thanh Tài.

    • Xã Mai Lâm chia làm 3 xã: Thanh Lam (Lam Sơn – Lam Hồng – Lam Thắng), Thanh Nam, Thanh Trường.

    • Xã Minh Tiến chia làm 4 xã là: Thanh Dương, Thanh Lương, Thanh Yên và Thanh Khai.

  • Ngày 15/04/1967 theo quyết định số 140/NV của Bộ trưởng bộ Nội vụ:
    • Giải thể Thanh Bích sát nhập vào hai xã Thanh Giang (thôn Bích Lam và xóm Thanh Lam) và xã Thanh Lâm (thôn Bích Sơn và HTX Bích Hào).

    • Chia xã Thanh Đức thành hai xã mới là Thanh Đức và Hạnh Lâm.

    • Lập thêm 2 xã mới là xã Thanh Thủy và Thanh Lạc (hai xã mới này do phong trào khai hoang mà có).

  • Ngày 24/03/1969 theo quyết định số 159 - NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, huyện Thanh Chương đã hình thành nên một số xã mới do hợp nhất từ xã cũ như sau:
    • Xã Bình Dương (Thanh Hưng & Thanh Văn hợp thành).

    • Xã Ngọc Sơn (Thanh Lam nhập với Thanh Nam).

    • Xã Đồng Văn (Thanh Luân nhập với Thanh Tài).

    • Xã Xuân Tường (Thanh Tường nhập với Thanh Dương).

    • Xã Phong Thịnh (Thanh Bình nhập với Thanh Chung).

    • Xã Thanh Mỹ (Thanh Mỹ nhập với Thanh Lạc).

    • Xã Thọ Lâm (Thanh Thịnh nhập với Thanh An).

    • Xã Quảng Xã (Thanh Long nhập với Thanh Hà).

    • Xã La Mạc (Thanh Nho nhập với Thanh Hòa).

    • Xã Thanh Quả (Thanh Chi nhập với Thanh Khê).

    • Xã Võ Liệt (Thanh Minh nhập với Thanh Tân).

    • Xã Hạnh Lâm (Thanh Đức nhập với Hạnh Lâm).

  • Ngày 21/04/1969, Bộ Nội vụ có quyết định số 201/NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, huyện Thanh Chương tiếp tục hình thành nên một số xã mới do hợp nhất từ xã cũ như sau:
    • Hợp nhất hai xã Thanh Mai và Thanh Giang lấy tên là xã Thanh Giang.

    • Hợp nhất 2 xã Thanh Tường và Thanh Đồng lấy tên là xã Tường Đồng.

    • Hợp nhất 2 xã Thanh Cát và Thanh Bài lấy tên là xã Cát Văn.

  • Đến đầu năm 1971, các xã Bình Dương, Tường Đồng, Thọ Lâm... được tách ra thành các xã như cũ.

  • Từ 1976-1991, huyện Thanh Chương thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 36 xã: Cát Văn, Đồng Văn, Hạnh Lâm, Ngọc Sơn, Phong Thịnh, Thanh An, Thanh Chi, Thanh Đồng, Thanh Dương, Thanh Giang, Thanh Hà, Thanh Hòa, Thanh Hưng, Thanh Hương, Thanh Khai, Thanh Khê, Thanh Lâm, Thanh Liên, Thanh Lĩnh, Thanh Long, Thanh Lương, Thanh Mai, Thanh Mỹ, Thanh Ngọc, Thanh Nho, Thanh Phong, Thanh Thịnh, Thanh Thủy, Thanh Tiên, Thanh Tùng, Thanh Tường, Thanh Văn, Thanh Xuân, Thanh Yên, Võ Liệt, Xuân Tường.

  • Ngày 27-10-1984, thành lập thị trấn Thanh Chương - thị trấn huyện lị huyện Thanh Chương trên cơ sở 64 ha đất của xã Đồng Văn; 92 ha đất của xã Thanh Ngọc và 124 ha đất của xã Thanh Đồng.

  • Từ 1991 đến nay, huyện Thanh Chương thuộc tỉnh Nghệ An.

  • Ngày 10-4-2002, thành lập xã Thanh Đức trên cơ sở 17.000,76 ha diện tích tự nhiên và 4.870 nhân khẩu của xã Hạnh Lâm.

  • Ngày 9-2-2009, thành lập xã Thanh Sơn trên cơ sở điều chỉnh 6.739,46 ha diện tích tự nhiên của xã Hạnh Lâm và 647,63 ha diện tích tự nhiên của xã Thanh Mỹ; 3.650 nhân khẩu của xã Kim Đa (xã giải thể) và 1.598 nhân khẩu của xã Hữu Dương (xã giải thể) thuộc huyện Tương Dương; thành lập xã Ngọc Lâm trên cơ sở điều chỉnh 5.269,79 ha diện tích tự nhiên của xã Thanh Hương; 3.652,85 ha diện tích tự nhiên của xã Thanh Thịnh; 2.725 nhân khẩu của xã Kim Tiến (xã giải thể); 1.585 nhân khẩu của xã Luân Mai (xã giải thể); 1.073 nhân khẩu của xã Hữu Dương (xã giải thể) và 1.435 nhân khẩu của xã Hữu Khuông thuộc huyện Tương Dương.

  • Ngày 11-10-2011, mở rộng thị trấn Thanh Chương trên cơ sở sáp nhập 358,1 ha diện tích tự nhiên và 1.871 nhân khẩu của xã Thanh Ngọc, 13,23 ha diện tích tự nhiên và 357 nhân khẩu của xã Đồng Văn.

  • Từ đó đến nay, huyện Thanh Chương có 1 thị trấn và 39 xã.

Trong quyển Nghệ An ký Đốc học Bùi Dương Lịch có ghi rằng:


"Thanh Chương phong tục địa phương khoáng đạt, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp; kẻ sĩ chăm chỉ đèn sách, trau dồi lễ nghĩa; dân làm nghề nông thì đàn ông chăm lo mùa vụ, đàn bà thì giữ gìn chính chuyên, hiền thục. Mọi người đều rất coi trọng lễ làng, phép nước, chuộng sự cần kiệm và đều coi trọng việc báo đáp công ơn đối với nhà vua cũng như cha mẹ là niềm vui".
Thời phong kiến có
  • Các danh thần: Nguyễn Cảnh Chân, Đinh Bô Cương, Chu Tất Thắng, Nguyễn Tiến Tài, Phạm Kinh Vĩ, Trần Hưng Nhượng, Nguyễn Lâm Thái...

  • Các danh tướng: Nguyễn Cảnh Dị, Chu Phụng Trực, Chu Phụng Huệ, Nguyễn Cảnh Hoan, Phan Đà, Trần Hưng Học,...

  • Các danh sĩ: Chu Dy Hiến, Nguyễn Đình Cổn, Đinh Nhật Thận, Phan Sĩ Thục, Hồ Sĩ Tạo...

  • Các chí sĩ: Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Nguyễn Hữu Điển,...; Thủ lĩnh phong trào Văn Thân (1874) Trần Tấn,...
Thời hiện đại có:

Các nhà hoạt động cách mạng: Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Sĩ Sách, Tôn Thị Quế...: Các vị lãnh đạo: Phó thủ tướng Nguyễn Côn; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Võ Thúc Đồng; Phó trưởng ban Tuyên giáo TƯ, Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên Nguyễn Ngô Hai vụ Hồ Núi cốc

Các nhà trí thức: Giáo sư Đặng Thai Mai; Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Duy Quý nguyên Giám đốc TTKHXH và nhân văn quốc gia; Giáo sư Trần Đình Hượu; Giáo sư Bác sĩ Hoàng Đình Cầu; Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Tài Cẩn; GS. TSKH. NGƯT Nguyễn Nghĩa Thìn, Nhà giáo, GS.TS Hoàng Ngọc Hoà nguyên Viện trưởng viện KTPT - HVCTQG Hồ Chí Minh; Nhà giáo, GS.TS. Nguyễn Tinh Dung (Nguyễn Như Dung), GS.TSKH.NGND Nguyễn Thế Bá nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch Việt nam.

Các nghệ sĩ: Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ; NSƯT Đinh Thìn, NSND Hồng Lựu

Các nhà KHKT: Kỹ sư đúc-luyện kim Võ Quý Huân;

Các cán bộ đang công tác: Trần Văn Hằng Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng Bí thư TƯ Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí minh; GS-TS Phan Trung Lý-Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội; TS Nguyễn Sỹ Dũng- Phó Chủ nhiệm VPQH; Đặng Xuân Đào-Chính tòa kinh tế TAND tối cao; Lê Ngọc Hoa PCT UBND tỉnh Nghệ An;...

Các tướng lĩnh: Trung tướng Nguyễn Đệ (Ba Trung)- nguyên Tư lệnh QK9; Trung tướng Đặng Xuân Loan; Thiếu tướng Lê Nam Thắng- nguyên tư lệnh QK4; Thiếu tướng GS, TS Nguyễn Phùng Hồng; Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền Phó tư lệnh Bộ đội biên phòng; Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nhưỡng; Thiếu tướng Lê Đình Đệ, Thiếu tướng Nguyễn Đình Minh; Thiếu tướng Nguyễn Thủ Thanh; Thiếu tướng Nguyễn Thế Công, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Độ, Thiếu tướng Đậu Đình Toàn, Thiếu tướng Nguyễn Hùng Lĩnh, Thiếu tướng Trần Minh Đạo, Thiếu tướng Nguyễn Sĩ Hội; Thiếu tướng Trần Võ Dũng; Thiếu tướng Lê Văn Minh Tư lệnh vùng 4 Cảnh sát Biển...


  • Những con rể đất Thanh Chương: Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Nhạc sĩ Trần Hoàn; Trung tướng Phạm Hồng Cư; Trung tướng Phạm Hồng Sơn; Thiếu tướng Võ Văn Chót...

  • Các doanh nhân: Nguyễn Cảnh Sơn, Nguyễn Cảnh Hồng, Giản Tư Trung, Võ Văn Hồng, Nguyễn Minh Hồng, Đậu Bá Đức, Võ Vinh Quang (Thanh Thịnh), Trần Đức Huy (nguyên TGĐ Cienco 4), Nguyễn Vĩnh Lộc PTGĐ(Cienco4)....
Các vị đỗ đại khoa thời phong kiến

Lễ hội truyền thống[sửa | sửa mã nguồn]


  • Lễ hội chính: Đền Bạch Mã, xã Võ Liệt, tổ chức từ ngày 09 đến 10 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]


Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia gồm[sửa | sửa mã nguồn]




  • Đền Bạch Mã - xã Võ Liệt

  • Đền Hữu

  • Đình Võ Liệt

  • Nhà thờ và mộ Tiến sĩ Nguyễn Tiến Tài

==== Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh gồm


  • Nhà thờ họ Trần Võ ở xã Thanh Đồng

  • Khu mộ tổ họ Nguyễn Cảnh ở xã Ngọc Sơn

  • Đền thờ và mộ Phan Nhân Tường

  • Nhà thờ họ Đặng và nhà lưu niệm Đặng Thai Mai

  • Nhà thờ họ Nguyễn Duy

  • Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Trọng tại Thanh Phong

  • Nhà thờ Nguyễn Hữu Điển

  • Nhà thờ và lăng mộ Nguyễn Thế Bình ở xã Cát Văn

  • Nhà thờ Phạm Kinh Vỹ

  • Nhà thờ họ Lê Kim ở xã Ngọc Sơn

  • Đình Làng Thượng

  • Nhà thờ họ Tôn - xã Võ Liệt|

  • Đền Hai Hầu và nhà thờ họ Nguyễn Phùng

  • Nhà thờ họ Nguyễn Lâm Thái - xã Thanh Tùng

  • Đền Bà Chúa

  • Nhà thờ Phan Sỹ Thục

  • Nhà thờ họ Nguyễn (chi trung tôn)

  • Khu mộ tổ và nhà thờ họ Chu

  • Đền thờ quận công Đậu Bá Toàn - xã Thanh Khê

  • Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Như - tại Thôn Đại Định, Xã Thanh Văn

  • Phủ thờ Đàng Cao xã Thanh Văn thờ Cường Quận công Nguyễn Cảnh Vạn

  • Nhà thờ họ Trần đại tôn tại xã Thanh Phong.

  • Đền Gia Ban xã Thanh Hòa

  • Đền Đậu Xã Thanh Hà

  • Nhà thờ Họ Đậu Trung tôn, xã Thanh Mai

  • Nhà thờ họ Nguyễn Văn, xã Phong Thịnh

  • Phủ Hòa Quân, xã Thanh Hương

Thanh Chương với âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]


Các ca khúc nổi tiếng về Thanh Chương:

"Thanh Chương mời bạn về thăm" Sáng tác: Phan Thanh Chương;
"Nhớ lắm quê mình ơi" Sáng tác: Hồ Hữu Thới;
"Trở lại Thanh Chương" Sáng tác: Trần Hoàn;
"Thanh Chương mến thương" Sáng tác: An Thuyên;
"Lời ru tháng Chín" Sáng tác: Tân Huyền;
"Khúc hát sông quê" Thơ: Lê Huy Mậu, nhạc: Nguyễn Trọng Tạo;
"Mơ quê" Sáng tác: Nguyễn Tài Tuệ;
"Ngọt ngào Thanh Chương" Sáng tác: Nguyễn Như Khôi;
"Đêm xuân Thanh Mai" Thơ: Trần Duy Ngoãn, nhạc: Ngô Quốc Tính;
"Về Thanh Chương" Sáng tác: Lê Văn Hoan;



Thanh Chương có nhiều đặc sản nổi tiếng, đặc sản nơi đây gắn liền với những người nông dân với việc trồng rừng, làm ruộng, chăn nuôi,...

Nhắc đến Thanh Chương nhắc đến câu thành ngữ "Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn".
Nhút Thanh Chương nổi tiếng nức lòng người Thanh Chương và ấm lòng người Xứ Nghệ có hai loại: Nhút là gì? nói chính xác là nhút mít Thanh Chương, Nhút Thanh Chương làm từ quả mít; loại ngon nhất là nhút làm từ xơ của quả mít chín, trong đó ngon nhất là quả mít bở (mít ướt) hoặc mít giai (mít mật), loại này hiếm, nhà nào trồng nhiều mít mới được thưởng thức thường xuyên, loại này không thấy bán trên thị trường, loại này xào ngon, nấu canh ngon, vắt chấm ngon, nộm ngon và nấu canh chua thì hảo hạng; loại ngon thứ nhì là nhút làm từ quả mít xanh (quả mít còn non), loại này trên thị trường có bán rất nhiều, khoảng 70.000 đồng/bũ/5 lít, loại này chủ yếu là xào, nộm (gỏi), và nấu canh chua.

Ngoài ra còn có các đặc sản khác đã đi vào các câu ca dao, câu hát ở vùng đất này:

"Thanh Chương ngon cá sông Giăng. Ngon khoai La Mạc, ngon măng chợ Chùa"

"Ai hay nước chát măng chua. Đi qua chợ Chùa thì tới Minh Sơn"

"Ai hay mít ngọt, mui bùi. Có về Cát Ngạn với tôi cùng về"

"Ai hay tương ngọt nhút chua. Mời về Ó, Nại mà mua ít nhiều"

"Quê ta ngọt mía Nam Đàn

Ngon khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài" (Chợ Rộ ở xã Võ Liệt)...

Đặc sản nổi tiếng khắp cả tỉnh và đã trở thành thương hiệu số 1 của Nghệ An đó chính là "Gà đồi Thanh Chương", thị gà có nhiều cách chế biến như gà luộc, gà nướng, gà rang sả ớt, và đặc biệt là gà nấu xáo, sự khác biệt ở gà nấu xáo Thanh Chương đó là xương gà được băm nhỏ để làm viên nên ăn rất thơm ngon và giòn.Gà ở Thanh Chương được nuôi thả trên những vườn đồi thoai thoải nên thịt gà săn chắc. Gà Thanh Chương đã trở thành món ngon của người Xứ Nghệ và là đặc sản để tiếp đón người thân, bạn bè và du khách thập phương khi đến với Xứ Nghệ, trong các bữa ăn hàng ngày.













Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự kiện Tĩnh Khang – Wikipedia tiếng Việt

Sự kiện Tĩnh Khang (hay còn được gọi là Sự biến Tĩnh Khang ) là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Đại Tống, Trung Quốc, đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống. Đầu thế kỷ 11, Tống Chân Tông vạch ra Thiền Uyên chi minh, để đối phó mặt phía bắc giáp với triều Liêu, sau khi Liêu xua quân nam hạ, tấn công tới Thiền Châu. Tiếng là quân Tống thắng trận, nhưng mỗi năm phải tiến cống bạc, lụa, trà và tiền với một số lượng khổng lồ. Dưới thời Tống Nhân Tông, người Liêu lại muốn động binh, vấp phải Địch Thanh nên không đánh, chỉ sai sứ sang đòi tăng thêm khoản cống nộp với tên gọi là "nạp" chứ không phải "ban". Tuy Tống Nhân Tông lợi dụng dịp tốt này để khiến Liêu và Tây Hạ trở mặt, nhưng mối thù giữa Tống và Liêu ngày càng chồng chất. Chính con trai của Dương Diên Chiêu, tướng Dương Văn Quảng cũng đã từng dâng vua Tống Thần Tông những sách lược để thu phục Yên Vân thập lục châu từ tay Liêu, nhưng Tống vẫn không có cơ hội. Khoản thời gian Tống Triết Tông tại vị, Tây

Thời kỳ Nara – Wikipedia tiếng Việt

Thời kỳ Nara (tiếng Nhật: 奈良時代 | Nara-jidai , Nại Lương thời đại ) của lịch sử Nhật Bản kéo dài từ năm 710 đến năm 794. [1] Thiên hoàng Gemmei (元明天皇 Gemmei Tennō , Nguyên Minh Thiên Hoàng ) đặt kinh đô tại Heijō-kyō (平城京, Bình Thành Kinh ngày nay là Nara). Ngoại trừ 5 năm (740-745) kinh đô phải dời đi nơi khác, đó là kinh đô của Nhật Bản cho đến khi Thiên hoàng Kanmu (桓武天皇 Kammu Tennō , Hoàn Vũ Thiên Hoàng ) đặt kinh đô tại Nagaoka-kyō (長岡京, Trường Cương Kinh ) vào năm 784 trước khi di chuyển đến Heian-kyō (平安京, Bình An Kinh ), hoặc Kyoto (京都, Kinh Đô ), một thập niên sau vào năm 794. Phần lớn xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ làm về nông nghiệp, tụ tập quanh các ngôi làng. Đa số dân làng theo tôn giáo Shinto dựa vào thờ cúng thiên nhiên và thần linh tổ tiên ( kami ). Kinh đô Nara được xây dựng theo mô hình của Trường An (長安, Tây An ngày nay, 西安), là kinh đô của nhà Đường, Trung Quốc. Trong những lãnh vực khác, tầng lớp thượng lưu Nhật Bản đã lấy người Trung Quốc làm kiểu mẫu, kể cả du nhậ

Tuấn Khanh (nhạc sĩ sinh 1968) – Wikipedia tiếng Việt

Bài này viết về nhạc sĩ nhạc trẻ sinh năm 1968 Nguyễn Tuấn Khanh. Về những người cùng tên Tuấn Khanh khác, xem Tuấn Khanh. Tuấn Khanh (tên thật Nguyễn Tuấn Khanh ; sinh ngày 1 tháng 10 năm 1968), là một nhạc sĩ Việt Nam. Anh làm việc về báo chí, âm nhạc và kiêm quản lý dự án. Tên tuổi của anh gắn liền với nhóm nhạc MTV và Trio666. Từ khi 15 tuổi, Tuấn Khanh bắt đầu chơi nhạc cho nhiều ban nhạc trẻ Sài Gòn. Anh học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, bộ môn flute và sáng tác nhạc từ năm 17 tuổi. Đến năm 1987, anh tổ chức thành lập nhóm nhạc riêng mang tên Gió Phương Nam, chủ yếu biểu diễn những sáng tác của anh. Năm 20 tuổi, anh học thêm các ngành luật, báo, tiếng Anh. Vào đầu thập niên 1990, anh tham gia viết báo và trở thành phóng viên báo Tuổi trẻ, báo Thanh Niên, báo Người Lao động...Anh đã từng được đài truyền hình Rai International (Rai Italia) của Ý trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm của mình và tác giả dàn dựng cho các nhóm nhạc của ông trên nền tảng alternative rock và mo