Chuyển đến nội dung chính

Kiên Lương – Wikipedia tiếng Việt

Kiên Lương

Huyện

Bến cá Ba Hòn.jpg

Bến cá Ba Hòn ở huyện Kiên Lương

Địa lý

Tọa độ: 10°14′32″B 104°35′19″Đ / 10,24213°B 104,588497°Đ / 10.242130; 104.588497 (UBND huyện Kiên Lương)Tọa độ: 10°14′32″B 104°35′19″Đ / 10,24213°B 104,588497°Đ / 10.242130; 104.588497
Diện tích
47.285,17 ha
Dân số (1999)
 
 Tổng cộng
82.936
 Thành thị
75,5%
 Nông thôn
25,5%
 Mật độ
104 người/km²
Dân tộc
Việt, Hoa, Khmer,...

Hành chính
Quốc gia
Việt Nam
Vùng
Tây Nam Bộ
Tỉnh
Kiên Giang
 Trụ sở UBND
ĐT 11, thị trấn Kiên Lương
Số điện thoại
077

Huyện Kiên Lương nằm phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang (trước đó thuộc tỉnh Hà Tiên), Việt Nam.

Kiên Lương là địa phương có đóng góp giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các địa phương khác ở Kiên Giang. Là vùng công nghiệp trọng điểm của tỉnh Kiên Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Huyện Kiên Lương với hạt nhân đô thị là thị trấn Kiên Lương hiện nay đang được xây dựng, nâng cấp, chỉnh trang với mục tiêu trở thành thị xã thứ hai của tỉnh Kiên Giang, việc tách một phần diện tích của huyện Kiên Lương cũ ra thành lập huyện Giang Thành cũng nằm trong mục tiêu quy hoạch đó.

Về công nghiệp có hai nhà máy xi măng lớn là nhà máy xi măng Kiên Lương thuộc công ty Cp xi măng Hà Tiên 1 và nhà máy xi măng Holcim Hòn Chông thuộc tập đoàn Holcim của Thuỵ Sĩ. Một số nhà máy xi măng của địa phương như NM xi măng Bình An, NM xi măng Hà Tiên, NM xi măng Kiên Giang của tỉnh Kiên Giang





Huyện Kiên Lương nằm ở phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Hòn Đất, phía tây giáp thành phố Hà Tiên, phía nam giáp vịnh Thái Lan, phía bắc giáp huyện Giang Thành.


Một góc ở thị trấn Kiên Lương

Theo tài liệu khí tượng của trạm Phú Quốc từ năm 1979 đến 2001 và tài liệu thủy văn của trạm Rạch Giá từ năm 1979 đến 2001 thì điều kiện khí tượng của khu vực như sau:

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,2 °C; Cao nhất: 37 °C (Ngày 13/5/1998)' Thấp nhất: 17,3 °C (Ngày 30/1/1993). Độ ẩm tương đối trung bình 81,9%.

Lượng mưa lớn, Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm: 3.013 mm. Lượng mưa lớn nhất từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa các tháng này là 2.498 mm. Còn các tháng mùa khô là 515mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đo được là 386,7mm (Ngày 13/10/1984).

Bão: Cơn bão số 5 (Linda) năm 1997 là cơn bão lớn nhất của khu vực. Tốc độ gió lớn nhất đo được là 40 m/s (ngày 03/11/1997)



Dân số năm 2002 là 93.905 người; mật độ trung bình là 104 người/km². Dân cư ở tập trung nhiều trong thị trấn Kiên Lương.



Huyện Kiên Lương có một nền kinh tế phát triển, đóng góp đến 18% GDP của tỉnh Kiên Giang. Đây là huyện đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của tỉnh, và đứng thứ hai trong các đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang (sau thành phố Rạch Giá 22%).
Ngoài ra.


Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Kiên Lương nổi tiếng với trữ lượng đá vôi lớn nhất Miền Nam và trữ lượng đất sét lớn, là vùng nguyên liệu khoảng sản lớn cho ngành sản suất vật liệu xây dựng gồm xi măng, vôi, gạch, đá xây dựng. Tại đây có 5 nhà máy nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất hiện tại khoảng 4 triệu tấn/năm. Hai Công ty xi măng lớn là Công ty xi măng Hà Tiên 1 (Nhà máy xi măng Kiên Lương) và Công ty xi măng Holcim..

Tại Kiên lương còn có các nhà máy công nghiệp khác như: Nhà máy sản xuất bao bì, nhà máy sản suất gạch, nhà máy chế biến thủy sản.


Nông nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Huyện Kiên Lương thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên cho nên khu vực này bị nhiễm mặn và phèn. Hoạt động nông nghiệp không phát triển như những vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Lúa ở đây chỉ trồng được 2 vụ. Một trong những hoạt động nông nghiệp chính của vùng này là nuôi tôm.


Thuỷ sản[sửa | sửa mã nguồn]


Kiên Lương có đường bờ biển dài và ngư trường rộng lớn. Đánh bắt khoảng 30% hải sản của tỉnh Kiên Giang. Các cửa hàng xăng dầu cung cấp nhiêu liệu cho tàu cá và các nhà máy nước đá ở dây rất phát triển.


Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]



Kiên Lương, Hà Tiên và Phú Quốc là tam giác du lịch của Kiên Giang với thế mạnh là du lịch biển. Kiên Lương có Hòn Phụ Tử, Bãi Dương, Hòn Trẹm, chùa Hang, và các hang động, đảo ngoài biển. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Hiện nay tỉnh Kiên Giang đang có chủ trương cho thuê các đảo trong tỉnh để phát triển du lịch với thời hạn 50 năm. Có rất nhiều nhqà đầu tư quan tâm và tìm hiểu về vấn đề này. Hứa hẹn đây sẽ là một vùng tuyệt vời để du lịch biển và nghỉ dưỡng.


Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]


Huyện Kiên Lương có hoạt động giao thông đa dạng: đường bộ, đường sông, đường biển,...

Quốc lộ 80 đi qua huyện Kiên Lương là trục chính giao thông của khu vực này nối thành phố Rạch Giá là 70Km, thị xã Hà Tiên và các tỉnh miền Tây khác. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 11 nối thị trấn Kiên Lương với xã Bình An.

Vận tải đường biển: Kiên Lương có cảng Hòn Chông có thể tiếp nhận tàu 5000 tấn. Tại đây còn có tuyến tàu cao tốc ra Phú Quốc. Nhà máy xi măng Holcim có cảng tiếp nhận tàu 8000 tấn.

Phương tiện vận tải đường thủy nội địa cho sà lan hoặc tàu đến 800tấn.



Địa bàn huyện Kiên Lương ngày nay khác hẳn với quận Kiên Lương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1961-1975. Theo đó, quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang trước năm 1975 tương ứng với địa bàn các huyện Kiên Lương, Giang Thành và gần 1/2 diện tích huyện Hòn Đất cùng thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay.


Giai đoạn 1961-1975[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Quận Kiên Lương gồm 5 xã tách từ quận Kiên Thành và quận Hà Tiên là: An Bình, Bình Trị, Thổ Sơn, An Hoà, Dương Hoà. Quận lỵ đặt tại xã An Bình. Ngày 04 tháng 09 năm 1961, quận Kiên Lương thành lập mới xã Đức Phương. Dân số năm 1965 là 29.617 người.

Tuy nhiên, về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, địa bàn quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang lúc bấy giờ vẫn do huyện Hà Tiên và huyện Châu Thành cùng thuộc tỉnh Rạch Giá quản lý. Sau đó, khi huyện Châu Thành bị chia ra thành hai huyện: Châu Thành và Châu Thành A thì địa bàn quận Kiên Lương lúc đó nằm trong huyện Châu Thành A và huyện Hà Tiên cùng thuộc tỉnh Rạch Giá của phía chính quyền Cách mạng.

Năm 1971 khi Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước đó thì huyện Hà Tiên, huyện Phú Quốc cùng với huyện Châu Thành A của tỉnh Rạch Giá lại được giao về cho tỉnh Châu Hà quản lý. Đến năm 1974 ba huyện này lại cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà.


Giai đoạn 1975-1999[sửa | sửa mã nguồn]


Núi Mo So là một di tích lịch sử và là một thắng cảnh ở Bình An, Kiên Lương

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ đã giải thể quận Kiên Lương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây, sáp nhập địa bàn quận vào các huyện Châu Thành A và Hà Tiên cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà.

Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định tái lập tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tỉnh Rạch Giá và ba huyện: Châu Thành A, Hà Tiên, Phú Quốc vốn thuộc tỉnh Long Châu Hà trước đó. Lúc này, huyện Châu Thành A cũng bị giải thể vào sáp nhập trở lại vào huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

Ngày 03 tháng 06 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 125-CP về việc chia huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang thành hai huyện lấy tên là huyện Hòn Đất và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang. Theo đó, huyện Hòn Đất gồm có các xã Nam Thái Hoa, Mỹ Lâm, Sóc Sơn của huyện Châu Thành cũ và xã Bình Sơn của huyện Hà Tiên cắt sang. Địa bàn huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay chính là địa bàn huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá và sau đó thuộc tỉnh Long Châu Hà trước năm 1976.

Ngày 8 tháng 7 năm 1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 47/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Hà Tiên và thành lập các phường thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Theo đó, thành lập thị xã Hà Tiên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Hà Tiên, xã Thuận Yên (trừ 2.732 ha diện tích tự nhiên và 3.302 nhân khẩu giao về xã Phú Mỹ quản lý), xã Mỹ Đức và xã Tiên Hải thuộc huyện Hà Tiên. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Hà Tiên, huyện Hà Tiên có 89.548,5 ha diện tích tự nhiên và 62.162 nhân khẩu, gồm 6 xã và 1 thị trấn.[1]


Từ năm 1999 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 21 tháng 04 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 28/1999/NĐ - CP[2] về việc đổi tên huyện Hà Tiên thành huyện Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Huyện Kiên Lương khi đó gồm có thị trấn Kiên Lương và 6 xã: Bình An, Dương Hòa, Hòa Điền, Phú Mỹ, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều.

Ngày 17 tháng 08 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 33/2000/NĐ - CP, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của hai xã Hòn Nghệ và Sơn Hải thuộc huyện Kiên Hải về huyện Kiên Lương quản lý.

Ngày 11 tháng 02 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 10/2003/NĐ - CP, giao toàn bộ 3 ấp (Ba Hòn, Hoà Lập, Xà Ngách) thuộc xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương với 1.910,6 ha diện tích tự nhiên và 8.539 nhân khẩu về thị trấn Kiên Lương quản lý; thành lập xã Kiên Bình trên cơ sở 17.910,6 ha diện tích tự nhiên và 5.638 nhân khẩu của thị trấn Kiên Lương.

Ngày 07 tháng 02 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ - CP, thành lập xã Vĩnh Phú thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở 12.366,07 ha diện tích tự nhiên và 7.426 nhân khẩu của xã Vĩnh Điều; thành lập xã Phú Lợi thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở 4.697 ha diện tích tự nhiên và 3.693 nhân khẩu của xã Phú Mỹ. Sau khi thành lập xã Vĩnh Phú, xã Vĩnh Điều còn lại 9.765,18 ha diện tích tự nhiên và 3.637 nhân khẩu. Sau khi thành lập xã Phú Lợi, xã Phú Mỹ còn lại 10.151 ha diện tích tự nhiên và 4.591 nhân khẩu.

Ngày 06 tháng 04 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 58/2007/NĐ - CP, thành lập xã Bình Trị thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở điều chỉnh 5.778,99 ha diện tích tự nhiên và 6.600 nhân khẩu của xã Bình An. Sau khi điều chỉnh, huyện Kiên Lương có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Sơn Hải, Dương Hoà, Hoà Điền, Bình An, Bình Trị, Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hoà, Kiên Bình, Hòn Nghệ và thị trấn Kiên Lương.

Ngày 29 tháng 06 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập xã thuộc thị xã Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang như sau:


  • Điều chỉnh 1.645,25 ha diện tích tự nhiên và 575 nhân khẩu của xã Phú Mỹ thuộc huyện Kiên Lương về phường Đông Hồ thuộc thị xã Hà Tiên quản lý. Sau khi điều chỉnh, huyện Kiên Lương còn lại 88.030,40 ha diện tích tự nhiên và 103.660 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Kiên Bình, Hòa Điền, Bình An, Bình Trị, Dương Hòa, Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Hòn Nghệ, Sơn Hải và thị trấn Kiên Lương.

  • Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành:
  • Thành lập huyện Giang Thành thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở điều chỉnh 40.744,3 ha diện tích tự nhiên và 28.910 nhân khẩu của huyện Kiên Lương (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú). Huyện Giang Thành có 40.744,3 ha diện tích tự nhiên và 28.910 nhân khẩu, có 5 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú.
  • Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Giang Thành:

Huyện Kiên Lương còn lại 47.286,10 ha diện tích tự nhiên và 74.750 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Dương Hòa, Hòa Điền, Kiên Bình, Bình An, Bình Trị, Sơn Hải, Hòn Nghệ và thị trấn Kiên Lương.



Huyện có 1 thị trấn: thị trấn Kiên Lương, 5 xã nội địa: Bình An, Bình Trị, Dương Hòa, Hòa Điền, Kiên Bình và 2 xã đảo: Hòn Nghệ và Sơn Hải.



Huyện Kiên Lương được định hướng theo cơ cấu Thương mại -dịch vụ, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, nông-lâm -thủy sản. Thị trấn Kiên Lương được công nhận là đô thị loại 4. Trong tương lai gần Kiên Lương sẽ được nâng cấp và sẽ được đầu tư phát triển trở thành thị xã công nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long gồm 3 phường, 5 xã.

Mới đây UBND tỉnh Kiên Giang đã đồng ý xây dựng khu đô thị lấn biển Hòn Chông, xã Bình An với diện tích 44.66 ha. Đây được dự báo là một khu nhà ở cao cấp trong tương lai.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự kiện Tĩnh Khang – Wikipedia tiếng Việt

Sự kiện Tĩnh Khang (hay còn được gọi là Sự biến Tĩnh Khang ) là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Đại Tống, Trung Quốc, đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống. Đầu thế kỷ 11, Tống Chân Tông vạch ra Thiền Uyên chi minh, để đối phó mặt phía bắc giáp với triều Liêu, sau khi Liêu xua quân nam hạ, tấn công tới Thiền Châu. Tiếng là quân Tống thắng trận, nhưng mỗi năm phải tiến cống bạc, lụa, trà và tiền với một số lượng khổng lồ. Dưới thời Tống Nhân Tông, người Liêu lại muốn động binh, vấp phải Địch Thanh nên không đánh, chỉ sai sứ sang đòi tăng thêm khoản cống nộp với tên gọi là "nạp" chứ không phải "ban". Tuy Tống Nhân Tông lợi dụng dịp tốt này để khiến Liêu và Tây Hạ trở mặt, nhưng mối thù giữa Tống và Liêu ngày càng chồng chất. Chính con trai của Dương Diên Chiêu, tướng Dương Văn Quảng cũng đã từng dâng vua Tống Thần Tông những sách lược để thu phục Yên Vân thập lục châu từ tay Liêu, nhưng Tống vẫn không có cơ hội. Khoản thời gian Tống Triết Tông tại vị, Tây

Thời kỳ Nara – Wikipedia tiếng Việt

Thời kỳ Nara (tiếng Nhật: 奈良時代 | Nara-jidai , Nại Lương thời đại ) của lịch sử Nhật Bản kéo dài từ năm 710 đến năm 794. [1] Thiên hoàng Gemmei (元明天皇 Gemmei Tennō , Nguyên Minh Thiên Hoàng ) đặt kinh đô tại Heijō-kyō (平城京, Bình Thành Kinh ngày nay là Nara). Ngoại trừ 5 năm (740-745) kinh đô phải dời đi nơi khác, đó là kinh đô của Nhật Bản cho đến khi Thiên hoàng Kanmu (桓武天皇 Kammu Tennō , Hoàn Vũ Thiên Hoàng ) đặt kinh đô tại Nagaoka-kyō (長岡京, Trường Cương Kinh ) vào năm 784 trước khi di chuyển đến Heian-kyō (平安京, Bình An Kinh ), hoặc Kyoto (京都, Kinh Đô ), một thập niên sau vào năm 794. Phần lớn xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ làm về nông nghiệp, tụ tập quanh các ngôi làng. Đa số dân làng theo tôn giáo Shinto dựa vào thờ cúng thiên nhiên và thần linh tổ tiên ( kami ). Kinh đô Nara được xây dựng theo mô hình của Trường An (長安, Tây An ngày nay, 西安), là kinh đô của nhà Đường, Trung Quốc. Trong những lãnh vực khác, tầng lớp thượng lưu Nhật Bản đã lấy người Trung Quốc làm kiểu mẫu, kể cả du nhậ

Tuấn Khanh (nhạc sĩ sinh 1968) – Wikipedia tiếng Việt

Bài này viết về nhạc sĩ nhạc trẻ sinh năm 1968 Nguyễn Tuấn Khanh. Về những người cùng tên Tuấn Khanh khác, xem Tuấn Khanh. Tuấn Khanh (tên thật Nguyễn Tuấn Khanh ; sinh ngày 1 tháng 10 năm 1968), là một nhạc sĩ Việt Nam. Anh làm việc về báo chí, âm nhạc và kiêm quản lý dự án. Tên tuổi của anh gắn liền với nhóm nhạc MTV và Trio666. Từ khi 15 tuổi, Tuấn Khanh bắt đầu chơi nhạc cho nhiều ban nhạc trẻ Sài Gòn. Anh học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, bộ môn flute và sáng tác nhạc từ năm 17 tuổi. Đến năm 1987, anh tổ chức thành lập nhóm nhạc riêng mang tên Gió Phương Nam, chủ yếu biểu diễn những sáng tác của anh. Năm 20 tuổi, anh học thêm các ngành luật, báo, tiếng Anh. Vào đầu thập niên 1990, anh tham gia viết báo và trở thành phóng viên báo Tuổi trẻ, báo Thanh Niên, báo Người Lao động...Anh đã từng được đài truyền hình Rai International (Rai Italia) của Ý trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm của mình và tác giả dàn dựng cho các nhóm nhạc của ông trên nền tảng alternative rock và mo