Chuyển đến nội dung chính

RPG – Wikipedia tiếng Việt


RPG, được dùng để chỉ loại súng phản lực chống tăng nhỏ dùng cá nhân, thường bắn tên lửa không điều khiển.

RPG là sự chuyển tự của РПГ trong tiếng Nga sang ký tự Latin; РПГ là viết tắt của ручной противотанковый гранатомёт, có nghĩa là "súng phóng lựu chống tăng xách tay" [1], (nhưng một số người lại cho đó là viết tắt của реактивный противотанковый гранатомёт, tức "súng phóng lựu chống tăng phản lực").

Thông thường RPG chỉ dùng để chỉ một loại vũ khí chống tăng của Liên Xô cũ, được vác vai hay cầm tay. Các thiết kế của RPG phần lớn dựa trên các loại súng chống tăng của các nước khác được gọi với các tên khác như:


Ngoài ra, những súng phản lực chống tăng lớn hơn của Nga là SPG. SPG thường dùng cơ chế phóng phức tạp hơn.





RPG dùng phương pháp phản lực, liều nổ phóng trong nòng tạo áp suất cao đẩy đầu đạn đi. Không như các súng có nòng bịt kín giật mạnh, RPG không giật do không bịt đáy nòng. Một số súng sử dụng thuật phóng của đại bác không giật là "pháo phản lực khí động" (dynamic reaction cannon). Thuật phóng này phức tạp nhưng hiệu quả tạo vận tốc đầu nòng lớn. RPG-2 có thuật phóng trong nòng đơn giản, dùng thuốc nổ đen trong một ống hình trụ trơn dài đường kính 40 mm. RPG-7 phình to nòng ra, áp suất không tăng đột ngột, dùng thuốc súng không khói có cánh quạt làm đạn quay trong nòng. Sơ tốc đầu đạn làm đạn giảm tản mát, nhưng tăng sơ tốc gây tiếng nổ mạnh ảnh hưởng đến người bắn, và tăng khối lượng súng đạn.

RPG có tên lửa tăng tốc, ví dụ RPG-7V ra khỏi nòng với vận tốc 120 m/s, được tên lửa đẩy lên vận tốc 300 m/s. Người ta phải thiết kế sao cho luồng phụt của tên lửa không ảnh hưởng đến người bắn. Vận tốc cao của tên lửa giúp nó đi xa, chính xác và xuyên qua các vật cản.

Đầu xuyên của RPG dạng liều nổ lõm (HEAT). Đầu đạn RPG-7V điểm hỏa điện, có chóp đạn chắc chắn và dao cắt bằng thép cứng, điều đó giúp nó đi xuyên qua các vật cản, điểm hỏa đúng khoảng cách với giáp thép. Các đầu nổ hiện đại của Nga và Đức dùng hai tầng chống ERA. Cũng có những đầu đạn cháy và đạn chống bộ binh.

RPG có tầm bắn hiệu quả rất thấp so với tầm bắn tối đa. RPG-7V có tầm bắn tối đa 900 mét, nhưng tầm bắn hiệu quả 250 mét, tầm bắn ghi trên thước ngắm 500 mét. Điều này cũng giống như đại bác nòng dài chống tăng.

RPG có luồng phụt sau súng rất mạnh, không được đứng sau súng và không được bắn trong buồng kín. Cũng có những loại RPG thiết kế để bắn trong buồng hẹp như Armbrust ("Crossbow") của Đức, một số RPG dùng một lần như M-72 LAW của Mỹ hay AT4 M136 của Thụy Điển khắc phục nhược điểm nạp đạn lâu.

RPG cho phép một người lính mang nhẹ bắn hỏng được xe tăng hạng nặng ở khoảng cách khá xa, điều mà trước đó chỉ thực hiện được bằng đại bác nòng dài nặng nề.



Người Nga bắt đầu chế tạo RPG sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trước chiến tranh, họ là nước đầu tiên chế tạo thành công đại bác không giật SPG dưa vào trang bị thật sự Model 1935 76 mm DRP thiết kế bởi L.V. Kurchevski (loại đại bác này đã trở thành thủy tổ của các đại bác không giật hiện đại). Tuy nhiên, đại bác không giật chưa trở thành vũ khí chống tăng cầm tay dùng cá nhân. Trong chiến tranh, người Nga sản xuất các lựu đạn chống tăng mang đầu nổ lõm (kiểu 1940), nhưng lựu đạn này tầm quá gần. Panzerfaust của Đức dùng rất hữu hiệu, đã gợi ý cho người Nga phát triển RPG. Mẫu được ưa chuộng là Panzerfaust-44 đã thật sự là một RPG với tên lửa đẩy. Người Nga cải tiến, cho ra RPG-2 năm 1949 (tên của vũ khí này tại Việt Nam là B40). Sau đó là RPG-7 năm 1958 và RPG-7V năm 1961 (tên tại Việt Nam là B41).

RPG-7V được thiết kế cùng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 (tên phương Tây AT-3). Tổ chiến đấu dùng tên lửa có điều khiển mang theo RPG, linh hoạt, bắn được tầm gần. Trong Chiến tranh Việt Nam, một số lượng lớn xe tăng và các xe quân sự khác bị diệt bởi RPG. Xe cộ, nhất là xe tăng, trước đây rất dễ bị RPG phục kích. Người Ai Cập bố trí xen kẽ RPG và AT-3 chỉ trong vài ngày tiêu diệt 800 xe quân sự của Israel, trong đó có toàn bộ xe tăng ở Sinai[2]. Trước đây, để có hiệu quả, người ta thường bố trí vài khẩu RPG lần lượt bắn từ nhiều hướng, bắn rất gần, nhắm vào những vị trí huyệt xe như ổ đỡ tháp pháo hoặc sau xe. Việc bắn lần lượt giảm nguy hiểm cho các xạ thủ, vì nạp đạn lâu, nếu không bắn hỏng xe.

Trong Chiến tranh Afghanistan xuất hiện các phương tiện chống RPG hữu hiệu như ERA và APS của xe tăng, làm giản đáng kể thiệt hại cho xe tăng. Riêng loại Drozd ở chiến tranh này bắn chặn gần hết đạn RPG ở phía trước. Từ đó có chiến thuật của du kích bắn dồng loạt nhiều viên một lúc để hạn chế APS. Tuy nhiên, đến thời điểm này giáp chính của các xe tăng rất dày và có thêm giáp liên hợp, ERA, đã hạn chế những RPG đời cũ như RPG-7V, RPG-2 nhưng làm nổi lên những RPG đời mới với hai tầng đầu nổ hạng nặng: RPG-29 có thể xuyên 600 mm thép cán sau ERA.

Trong Chiến tranh Chechnya lần thứ hai, các RPG cũ đã khó có thể xuyên ngang xe tăng hiện đại. Một vài chiếc T-80 bị bắn từ trên nóc xe trong các trận chiến đường phố và hẻm núi.

Trong Chiến tranh Iraq năm 2003, xe tăng hiện đại vẫn tiếp tục bị bắn từ RPG cổ, như trận xe tăng Mỹ đột kích hướng tây nam vào sân bay Baghdad, người Iraq không hề có RPG hiện đại vẫn bắn cháy xe tăng M1A1. Sau chiến tranh, nhiều xe bị du kích bắn cháy, kể cả xe tăng M1A2, bằng nhiều vũ khí trong đó chủ yếu là RPG. Tuy nhiên số lượng xe tăng bị bắn hỏng vẫn có thể coi là ít.

Cuộc xunng đột giữa Israel và Liban năm 2006 diễn ra rất dữ dội, 22 xe tăng của Israel bị Hezbollah bắn hỏng bằng RPG. Mặc dù xe Merkava là xe giáp rất tốt và trang bị phương tiện chống đầu nổ lõm ERA, APS đủ bốn mặt. Có thể ở đây xuất hiện các RPG hiện đại.

RPG cũng bắn hạ cả máy bay, như tại Mogadishu, Somalia năm 1993 đã dược dựng thành phim Blackhawk Down. Du kích Afghannistan sử dụng ngòi tự hủy của đạn, bắn đồng loạt nhiều đạn, bắn diện tích sát thương bộ binh hay chống máy bay.



RPG đã trở thành thứ vũ khí diệt nhiều xe cộ nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai, buộc các cường quốc quân sự phải thay đổi chiến lược thiết kế và sử dụng xe tăng. RPG có thể sẽ dược thay thế bởi ATGM, nhưng nó luôn là thứ vũ khí hiệu quả, rẻ tiền, dễ chế tạo.




  1. ^ Theo:
    • Bách khoa cho thiếu niên, tập 14: Kỹ thuật, Nhà xuất bản Avanta, Nga, 1999, tr. 494

    • Từ điển Kỹ thuật quân sự, Viện Kỹ thuật quân sự-Cục khoa học quân sự xuất bản, 1990, tr. 240, tr. 419

    • НАСТАВЛЕНИЕ ПО СТРЕЛКОВОМУ ДЕЛУ. РУЧНОЙ ПРОТИВОТАНКОВЫЙ ГРАНАТОМЕТ (РПГ-7 и РПГ-7Д). Издание второе, дополненное. Ордена Трудового Красного. Знамени ВОЕННОЕ ИЗДАТЕЛЬСТВО МИНИСТЕРСТВА ОБОРОНЫ СССР. М О С К В А — 1 9 7 2

  2. ^ http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosomat/2007/3/61415.cand?SearchTerm=1973%20800




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự kiện Tĩnh Khang – Wikipedia tiếng Việt

Sự kiện Tĩnh Khang (hay còn được gọi là Sự biến Tĩnh Khang ) là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Đại Tống, Trung Quốc, đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống. Đầu thế kỷ 11, Tống Chân Tông vạch ra Thiền Uyên chi minh, để đối phó mặt phía bắc giáp với triều Liêu, sau khi Liêu xua quân nam hạ, tấn công tới Thiền Châu. Tiếng là quân Tống thắng trận, nhưng mỗi năm phải tiến cống bạc, lụa, trà và tiền với một số lượng khổng lồ. Dưới thời Tống Nhân Tông, người Liêu lại muốn động binh, vấp phải Địch Thanh nên không đánh, chỉ sai sứ sang đòi tăng thêm khoản cống nộp với tên gọi là "nạp" chứ không phải "ban". Tuy Tống Nhân Tông lợi dụng dịp tốt này để khiến Liêu và Tây Hạ trở mặt, nhưng mối thù giữa Tống và Liêu ngày càng chồng chất. Chính con trai của Dương Diên Chiêu, tướng Dương Văn Quảng cũng đã từng dâng vua Tống Thần Tông những sách lược để thu phục Yên Vân thập lục châu từ tay Liêu, nhưng Tống vẫn không có cơ hội. Khoản thời gian Tống Triết Tông tại vị, Tây

Thời kỳ Nara – Wikipedia tiếng Việt

Thời kỳ Nara (tiếng Nhật: 奈良時代 | Nara-jidai , Nại Lương thời đại ) của lịch sử Nhật Bản kéo dài từ năm 710 đến năm 794. [1] Thiên hoàng Gemmei (元明天皇 Gemmei Tennō , Nguyên Minh Thiên Hoàng ) đặt kinh đô tại Heijō-kyō (平城京, Bình Thành Kinh ngày nay là Nara). Ngoại trừ 5 năm (740-745) kinh đô phải dời đi nơi khác, đó là kinh đô của Nhật Bản cho đến khi Thiên hoàng Kanmu (桓武天皇 Kammu Tennō , Hoàn Vũ Thiên Hoàng ) đặt kinh đô tại Nagaoka-kyō (長岡京, Trường Cương Kinh ) vào năm 784 trước khi di chuyển đến Heian-kyō (平安京, Bình An Kinh ), hoặc Kyoto (京都, Kinh Đô ), một thập niên sau vào năm 794. Phần lớn xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ làm về nông nghiệp, tụ tập quanh các ngôi làng. Đa số dân làng theo tôn giáo Shinto dựa vào thờ cúng thiên nhiên và thần linh tổ tiên ( kami ). Kinh đô Nara được xây dựng theo mô hình của Trường An (長安, Tây An ngày nay, 西安), là kinh đô của nhà Đường, Trung Quốc. Trong những lãnh vực khác, tầng lớp thượng lưu Nhật Bản đã lấy người Trung Quốc làm kiểu mẫu, kể cả du nhậ

Tuấn Khanh (nhạc sĩ sinh 1968) – Wikipedia tiếng Việt

Bài này viết về nhạc sĩ nhạc trẻ sinh năm 1968 Nguyễn Tuấn Khanh. Về những người cùng tên Tuấn Khanh khác, xem Tuấn Khanh. Tuấn Khanh (tên thật Nguyễn Tuấn Khanh ; sinh ngày 1 tháng 10 năm 1968), là một nhạc sĩ Việt Nam. Anh làm việc về báo chí, âm nhạc và kiêm quản lý dự án. Tên tuổi của anh gắn liền với nhóm nhạc MTV và Trio666. Từ khi 15 tuổi, Tuấn Khanh bắt đầu chơi nhạc cho nhiều ban nhạc trẻ Sài Gòn. Anh học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, bộ môn flute và sáng tác nhạc từ năm 17 tuổi. Đến năm 1987, anh tổ chức thành lập nhóm nhạc riêng mang tên Gió Phương Nam, chủ yếu biểu diễn những sáng tác của anh. Năm 20 tuổi, anh học thêm các ngành luật, báo, tiếng Anh. Vào đầu thập niên 1990, anh tham gia viết báo và trở thành phóng viên báo Tuổi trẻ, báo Thanh Niên, báo Người Lao động...Anh đã từng được đài truyền hình Rai International (Rai Italia) của Ý trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm của mình và tác giả dàn dựng cho các nhóm nhạc của ông trên nền tảng alternative rock và mo