Chuyển đến nội dung chính

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum – Wikipedia tiếng Việt

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum (tên tiếng Anh: Campus of the University of Da Nang in Kon Tum) là một trong 7 trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Trường được thành lập vào ngày 14 tháng 02 năm 2007, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực cho các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh vùng Đông nam Lào, Đông bắc Campuchia. Phân hiệu sẽ từng bước xây dựng nguồn lực, các cơ sở thí nghiệm, thực hành để nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả lao động xã hội của cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên. Sự ra đời của Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum là một bước góp phần tích cực vào việc phát triển thương hiệu Đại học Đà Nẵng trên vùng đất Tây Nguyên.





  • Phát triển cộng đồng: Phân hiệu đào tạo vì sự phát triển cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên.

  • Hợp tác cùng phát triển: Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum là thành viên của Đại học Đà Nẵng, coi trọng việc hợp tác với các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng. Phân hiệu cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng, đại học và các cộng đồng kinh doanh trên vùng đất Tây Nguyên. Tất cả mọi sự hợp tác vì sự phát triển bền vững.

  • Thực tế và hữu hiệu: Phân hiệu sẽ thường xuyên tìm hiểu nhu cầu khu vực để xây dựng cơ cấu ngành đào tạo, chương trình học phù hợp với nhu cầu phát triển của Tây Nguyên. Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc cải tiến đời sống lao động của cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên.

Toàn bộ cơ sở của Phân hiệu được chia thành hai khu vực:


  • Khu vực Giảng đường và Hiệu bộ của Phân hiệu tại 129 Phan Đình Phùng - thành phố Kon Tum với diện tích 1,5 ha.

  • Khu vực Ký túc xá sinh viên và khu học tập thể dục, thể thao tại đường Duy Tân - thành phố Kon Tum với diện tích 2,3 ha.

Là một thành viên của Đại học Đà Nẵng, giảng dạy ở Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum có sự góp sức của các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, đội ngũ Giảng viên chính và Giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy tốt nhất từ các trường thành viên khác. Sinh viên của Phân hiệu sẽ tiếp cận những phương pháp giảng dạy tiên tiến với những chương trình phù hợp, có tính cập nhật cao. Hơn thế nữa, sinh viên còn có thể truy cập dễ dàng các giáo trình, tài liệu từ học liệu mở của các trường đại học thành viên Đại học Đà Nẵng. Các sinh viên chuyên ngành kỹ thuật học tập ở Phân hiệu, năm cuối có thể được tham gia thực tập trong các phòng thí nghiệm được trang bị những thiết bị hiện đại tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.



Khi Phân hiệu đi vào hoạt động ổn định, sẽ tuyển sinh hàng năm với quy mô từ 400 đến 500 sinh viên hệ chính quy. Dựa trên thế mạnh của Đại học Đà Nẵng - đại học đa ngành trọng điểm quốc gia, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum sẽ từng bước mở rộng các chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của các tỉnh Tây Nguyên.

Hiện nay, Phân hiệu chiêu sinh 14 chuyên ngành đào tạo thuộc 4 trường đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng là trường Đại học Bách khoa, trường Đại học Kinh tế, trường Đại học Sư phạm và trường Đại học Ngoại ngữ. Ngoài đào tạo hệ đại học, Phân hiệu sẽ tích cực mở các khoá đào tạo sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Tây Nguyên. Dự kiến, các lớp cao học trên vùng đất Tây Nguyên này sẽ được chiêu sinh khoá đầu tiên vào năm học 2007 - 2008 với quy mô 50 học viên của nhiều chuyên ngành đào tạo.


  • Các chuyên ngành đào tạo đại học:
    1. Điện Kỹ thuật

    2. Công nghệ Thông tin

    3. Xây dựng Công trình Thuỷ

    4. Kinh tế Xây dựng và Quản lý Dự án

    5. Kinh tế Lao động

    6. Kinh tế Phát triển

    7. Quản trị Kinh doanh Tổng hợp

    8. Quản trị Kinh doanh Quốc tế (Ngoại thương)

    9. Quản trị Kinh doanh Du lịch và Dịch vụ

    10. Tài chính - Ngân hàng

    11. Tài chính Doanh nghiệp

    12. Sư phạm Toán

    13. Sư phạm Giáo dục Tiểu học

    14. Cử nhân Tiếng Anh Thương mại









Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự kiện Tĩnh Khang – Wikipedia tiếng Việt

Sự kiện Tĩnh Khang (hay còn được gọi là Sự biến Tĩnh Khang ) là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Đại Tống, Trung Quốc, đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống. Đầu thế kỷ 11, Tống Chân Tông vạch ra Thiền Uyên chi minh, để đối phó mặt phía bắc giáp với triều Liêu, sau khi Liêu xua quân nam hạ, tấn công tới Thiền Châu. Tiếng là quân Tống thắng trận, nhưng mỗi năm phải tiến cống bạc, lụa, trà và tiền với một số lượng khổng lồ. Dưới thời Tống Nhân Tông, người Liêu lại muốn động binh, vấp phải Địch Thanh nên không đánh, chỉ sai sứ sang đòi tăng thêm khoản cống nộp với tên gọi là "nạp" chứ không phải "ban". Tuy Tống Nhân Tông lợi dụng dịp tốt này để khiến Liêu và Tây Hạ trở mặt, nhưng mối thù giữa Tống và Liêu ngày càng chồng chất. Chính con trai của Dương Diên Chiêu, tướng Dương Văn Quảng cũng đã từng dâng vua Tống Thần Tông những sách lược để thu phục Yên Vân thập lục châu từ tay Liêu, nhưng Tống vẫn không có cơ hội. Khoản thời gian Tống Triết Tông tại vị, Tây

Thời kỳ Nara – Wikipedia tiếng Việt

Thời kỳ Nara (tiếng Nhật: 奈良時代 | Nara-jidai , Nại Lương thời đại ) của lịch sử Nhật Bản kéo dài từ năm 710 đến năm 794. [1] Thiên hoàng Gemmei (元明天皇 Gemmei Tennō , Nguyên Minh Thiên Hoàng ) đặt kinh đô tại Heijō-kyō (平城京, Bình Thành Kinh ngày nay là Nara). Ngoại trừ 5 năm (740-745) kinh đô phải dời đi nơi khác, đó là kinh đô của Nhật Bản cho đến khi Thiên hoàng Kanmu (桓武天皇 Kammu Tennō , Hoàn Vũ Thiên Hoàng ) đặt kinh đô tại Nagaoka-kyō (長岡京, Trường Cương Kinh ) vào năm 784 trước khi di chuyển đến Heian-kyō (平安京, Bình An Kinh ), hoặc Kyoto (京都, Kinh Đô ), một thập niên sau vào năm 794. Phần lớn xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ làm về nông nghiệp, tụ tập quanh các ngôi làng. Đa số dân làng theo tôn giáo Shinto dựa vào thờ cúng thiên nhiên và thần linh tổ tiên ( kami ). Kinh đô Nara được xây dựng theo mô hình của Trường An (長安, Tây An ngày nay, 西安), là kinh đô của nhà Đường, Trung Quốc. Trong những lãnh vực khác, tầng lớp thượng lưu Nhật Bản đã lấy người Trung Quốc làm kiểu mẫu, kể cả du nhậ

Tuấn Khanh (nhạc sĩ sinh 1968) – Wikipedia tiếng Việt

Bài này viết về nhạc sĩ nhạc trẻ sinh năm 1968 Nguyễn Tuấn Khanh. Về những người cùng tên Tuấn Khanh khác, xem Tuấn Khanh. Tuấn Khanh (tên thật Nguyễn Tuấn Khanh ; sinh ngày 1 tháng 10 năm 1968), là một nhạc sĩ Việt Nam. Anh làm việc về báo chí, âm nhạc và kiêm quản lý dự án. Tên tuổi của anh gắn liền với nhóm nhạc MTV và Trio666. Từ khi 15 tuổi, Tuấn Khanh bắt đầu chơi nhạc cho nhiều ban nhạc trẻ Sài Gòn. Anh học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, bộ môn flute và sáng tác nhạc từ năm 17 tuổi. Đến năm 1987, anh tổ chức thành lập nhóm nhạc riêng mang tên Gió Phương Nam, chủ yếu biểu diễn những sáng tác của anh. Năm 20 tuổi, anh học thêm các ngành luật, báo, tiếng Anh. Vào đầu thập niên 1990, anh tham gia viết báo và trở thành phóng viên báo Tuổi trẻ, báo Thanh Niên, báo Người Lao động...Anh đã từng được đài truyền hình Rai International (Rai Italia) của Ý trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm của mình và tác giả dàn dựng cho các nhóm nhạc của ông trên nền tảng alternative rock và mo