Chuyển đến nội dung chính

Cô bé Lọ Lem (phim 1950) – Wikipedia tiếng Việt

Cô bé Lọ Lem

Áp phích gốc của Cô bé Lọ Lem năm 1950 bởi Disney
Thông tin phim
Đạo diễn
Clyde Geronomi, Hamilton Luske, Wilfred Jackson
Tác giả
Charles Perrault, Ken Anderson, Perce Pearce, Homer Brightman, Winston Hibler, Bill Peet, Erdman Penner, Harry Reeves, Joe Rinaldi, Ted Sears
Diễn viên
Ilene Woods, Eleanor Audley, Verna Felton, Claire DuBrey, Rhoda Williams, James MacDonald, Luis Van Rooten, Don Barclay
Phát hành
RKO Pictures
Công chiếu
4 tháng 3 năm 1950
Độ dài
72 phút
Ngôn ngữ
Tiếng Anh
Kinh phí
2,9 triệu đô la Mỹ
Doanh thu
85 triệu đô la Mỹ
Phim sau
Cô bé Lọ Lem II: Những giấc mơ trở thành hiện thực (2002)

Cô bé Lọ Lem (tiếng Anh: Cinderella, tiếng Pháp: Cendrillon) là bộ phim hoạt hình thứ 12 của hãng Walt Disney Pictures. Được sản xuất năm 1950, Cô bé Lọ Lem được dựa trên phiên bản năm 1982 của truyện cổ tích cùng tên (1967) bởi Anh em nhà Grimm.

Cô bé Lọ Lem đánh dấu sự thành công rực rỡ của hãng Disney trong việc sản xuất phim hoạt hình. Bộ phim cũng giúp hãng Disney bước vào kỷ nguyên hoàng kim, với sự đa dạng hóa trong quá trình sản xuất, vốn có từ thập niên 1940. Ngoài ra bộ phim cũng được coi là một trong những biểu tượng của Walt Disney.





Tranh mô tả Lọ Lem ướm thử giày của Carl Offterdinger, khoảng cuối thế kỷ XIX.

Ngày xửa ngày xưa, có nàng Lọ Lem rất xinh xắn sống hạnh phúc bên cha mẹ yêu quý. Nhưng đến một ngày kia mẹ mất, cha Lọ Lem tái giá với bà Tremaine, một người phụ nữ độc ác có hai đứa con gái đáng ghét tên là Drizella và Anastasia. Khi cha qua đời, bà mẹ kế coi nàng như kẻ tôi tớ trong nhà, bắt nàng làm việc quần quật suốt cả ngày. Lọ Lem đành chấp nhận số phận, làm việc chăm chỉ và rất nghe lời mẹ ghẻ.

Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến một ngày kia, nhà vua quyết định đã đến lúc con trai ông phải tìm một người vợ để sinh cho ông những đứa cháu đáng yêu. Vì thế ông mở một buổi dạ hội và mời toàn thể các thiếu nữ chưa chồng tới dự để hoàng tử có thể chọn được cô gái ưng ý nhất. Lọ Lem nghe tin và hỏi mụ dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ra điều kiện rằng cô phải làm xong mọi việc và có một bộ váy phù hợp để đi dự tiệc. Trong khi cô làm việc, chuột và chim đã bí mật sửa lại cho Cinderella chiếc váy cũ của mẹ cô. Những con vật lấy dây chuyền và mảnh vải mà hai cô chị vứt đi. Khi xe ngựa đã đến để đón mọi người đi đến bữa tiệc. Cinderella chạy xuống và khoe mọi người về chiếc váy đó. Mụ dì ghẻ bảo rằng nó thật là đẹp với thái độ khó chịu. Còn hai cô chị thì hét lên rằng: "đó là chiếc vòng cổ của con, đó là váy của con, con bé ăn cắp". Vừa nói vừa xé tan chiếc váy của Cinderella. Bà mẹ kế vừa cười vừa đóng cửa.

Cô rất buồn và khóc rồi mẹ đỡ đầu hiện lên. phù phép biến quả bí ngô thành cỗ xe, bốn con chuột thành bốn con bạch mã, con ngựa là người phu xe và con chó là người phục vụ. Cuối cùng, biến chiếc váy của Cinderella trở thành bộ váy lung linh và tuyệt đẹp, khiến cô trông ngọt ngào và xinh đẹp như một nàng công chúa.

Cô đến khi hoàng tử đang ngán ngẩm bữa tiệc và đến tên hai cô chị. Hoàng tử nhìn thấy và bị hút hồn ngay, hoàng tử chạy đến và khiêu vũ với cô và đem lòng yêu Cinderella. Nhưng đến khi đồng hồ điểm 12 giờ, Cinderella mới nhớ ra lời dặn của bà tiên đỡ đầu và vội chạy đi, rơi lại chiếc giày thủy tinh, về nhà và cô lại là một cô bé Lọ Lem chân tay. Để tìm lại người con gái trong mơ, hoàng tử muốn tất cả các cô gái trẻ được phép ướm thử giày, nếu vừa thì sẽ trở thành vợ chàng. Mặc dù bị dì ghẻ và hai em ngăn cản, làm vỡ chiêc giày mà Hoàng tử giữ, nhưng cuối cùng Lọ Lem cũng xuất hiện với chiếc giày thủy tinh thứ hai. Câu chuyện kết thúc có hậu như bao cổ tích khác, hoàng tử và Lọ Lem cưới nhau, và họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

Lưu ý: Theo lời bà tiên đỡ đầu thì sau 12h thì phép thuật sẽ hết hiệu nghiệm nhưng đôi giày thuỷ tinh vẫn còn.



Cinderella là bộ phim hoạt hình dài thứ 12 của Walt Disney Pictures với hình ảnh và âm nhạc ngọt ngào. Đây là lần đầu tiên hãng Walt Disney Music Company mới thành lập đăng ký bản quyền và phát hành chính thức các ca khúc sử dụng trong phim. Trước khi phần âm nhạc trong phim bắt đầu trở thành miếng mồi béo bở, các ca khúc thường không mấy giá trị đối với hãng làm phim, vì thế được bán lại cho các hãng kinh doanh âm nhạc khác.

Kể từ sau thành công vang dội của Bạch Tuyết và Bảy chú lùn tung ra năm 1937, Walt Disney chưa có tác phẩm nào thu hút sự chú ý của khán giả. Vì thế Cinderella được coi là một canh bạc lớn với hãng này. Với tổng chi phí khoảng 3 triệu USD, nội bộ Disney rỉ tai nhau nếu thất bại, hãng có thể phải đóng cửa. Thật tuyệt vời, bộ phim đã thành công rực rỡ. Lợi nhuận từ doanh thu bán vé, đĩa, nhạc.... và các ấn phẩm kèm theo bộ phim còn giúp Disney trang trải kinh phí sản xuất một loạt phim khác, rồi thành lập công ty phát hành riêng, lấn sân sang truyền hình và bắt đầu xây dựng công viên Disneyland nổi tiếng.

Thành công của Cinderella có được không chỉ vì hình ảnh đẹp mà còn nhờ phần lồng tiếng xuất sắc của các diễn viên, đặc biệt là Ilene Woods. Cô đã đánh bại 309 cô gái khác để giành được vai Lọ Lem sau khi hãng Walt Disney nhận được cuốn băng ghi giọng hát của cô. Tuy nhiên, thực ra không phải chính Ilene gửi đi cuốn băng đó. Cô chỉ thu vài bài hát trong phim để bạn bè nghe thử và họ đã gửi cho Walt Disney mà không nói cho cô biết. Mãi đến khi hãng này liên lạc với Ilene báo tin cô mới biết mình đã được chọn.

Cinderella chính thức được phát hành năm 1950. Sau thành công vang dội đó, bộ phim được phát hành lại vào những năm 1957, 1965, 1973, 1981 và 1987.



Ilene Woods - Cinderella

Eleanor Audley - Lady Tremaine

Luis Van Rooten - Grand Duke/King

Jimmy MacDonald - Jaq/Gus/Bruno

Marion Darlington - Bird whistles

Betty Lou Gerson - Narrator

William Phipps - Prince Charming

Lucille Bliss - Anastasia

Rhoda Williams - Drizella

Verna Felton - Fairy Godmother

Larry Grey - Footman

June Foray - Lucifer

Mike Douglas - Prince Charming (singing)



Bài hát nổi bật nhất trong phim là "A Dream Is a Wish Your Heart Makes" và "Bibbidi-Bobbidi-Boo".

Ngoài ra còn có:


  • "Cinderella"

  • "Oh, Sing Sweet Nightingale"

  • "The Work Song"

  • "So This Is Love"



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự kiện Tĩnh Khang – Wikipedia tiếng Việt

Sự kiện Tĩnh Khang (hay còn được gọi là Sự biến Tĩnh Khang ) là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Đại Tống, Trung Quốc, đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống. Đầu thế kỷ 11, Tống Chân Tông vạch ra Thiền Uyên chi minh, để đối phó mặt phía bắc giáp với triều Liêu, sau khi Liêu xua quân nam hạ, tấn công tới Thiền Châu. Tiếng là quân Tống thắng trận, nhưng mỗi năm phải tiến cống bạc, lụa, trà và tiền với một số lượng khổng lồ. Dưới thời Tống Nhân Tông, người Liêu lại muốn động binh, vấp phải Địch Thanh nên không đánh, chỉ sai sứ sang đòi tăng thêm khoản cống nộp với tên gọi là "nạp" chứ không phải "ban". Tuy Tống Nhân Tông lợi dụng dịp tốt này để khiến Liêu và Tây Hạ trở mặt, nhưng mối thù giữa Tống và Liêu ngày càng chồng chất. Chính con trai của Dương Diên Chiêu, tướng Dương Văn Quảng cũng đã từng dâng vua Tống Thần Tông những sách lược để thu phục Yên Vân thập lục châu từ tay Liêu, nhưng Tống vẫn không có cơ hội. Khoản thời gian Tống Triết Tông tại vị, Tây

Thời kỳ Nara – Wikipedia tiếng Việt

Thời kỳ Nara (tiếng Nhật: 奈良時代 | Nara-jidai , Nại Lương thời đại ) của lịch sử Nhật Bản kéo dài từ năm 710 đến năm 794. [1] Thiên hoàng Gemmei (元明天皇 Gemmei Tennō , Nguyên Minh Thiên Hoàng ) đặt kinh đô tại Heijō-kyō (平城京, Bình Thành Kinh ngày nay là Nara). Ngoại trừ 5 năm (740-745) kinh đô phải dời đi nơi khác, đó là kinh đô của Nhật Bản cho đến khi Thiên hoàng Kanmu (桓武天皇 Kammu Tennō , Hoàn Vũ Thiên Hoàng ) đặt kinh đô tại Nagaoka-kyō (長岡京, Trường Cương Kinh ) vào năm 784 trước khi di chuyển đến Heian-kyō (平安京, Bình An Kinh ), hoặc Kyoto (京都, Kinh Đô ), một thập niên sau vào năm 794. Phần lớn xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ làm về nông nghiệp, tụ tập quanh các ngôi làng. Đa số dân làng theo tôn giáo Shinto dựa vào thờ cúng thiên nhiên và thần linh tổ tiên ( kami ). Kinh đô Nara được xây dựng theo mô hình của Trường An (長安, Tây An ngày nay, 西安), là kinh đô của nhà Đường, Trung Quốc. Trong những lãnh vực khác, tầng lớp thượng lưu Nhật Bản đã lấy người Trung Quốc làm kiểu mẫu, kể cả du nhậ

Tuấn Khanh (nhạc sĩ sinh 1968) – Wikipedia tiếng Việt

Bài này viết về nhạc sĩ nhạc trẻ sinh năm 1968 Nguyễn Tuấn Khanh. Về những người cùng tên Tuấn Khanh khác, xem Tuấn Khanh. Tuấn Khanh (tên thật Nguyễn Tuấn Khanh ; sinh ngày 1 tháng 10 năm 1968), là một nhạc sĩ Việt Nam. Anh làm việc về báo chí, âm nhạc và kiêm quản lý dự án. Tên tuổi của anh gắn liền với nhóm nhạc MTV và Trio666. Từ khi 15 tuổi, Tuấn Khanh bắt đầu chơi nhạc cho nhiều ban nhạc trẻ Sài Gòn. Anh học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, bộ môn flute và sáng tác nhạc từ năm 17 tuổi. Đến năm 1987, anh tổ chức thành lập nhóm nhạc riêng mang tên Gió Phương Nam, chủ yếu biểu diễn những sáng tác của anh. Năm 20 tuổi, anh học thêm các ngành luật, báo, tiếng Anh. Vào đầu thập niên 1990, anh tham gia viết báo và trở thành phóng viên báo Tuổi trẻ, báo Thanh Niên, báo Người Lao động...Anh đã từng được đài truyền hình Rai International (Rai Italia) của Ý trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm của mình và tác giả dàn dựng cho các nhóm nhạc của ông trên nền tảng alternative rock và mo