Kiểm Soát Chi Phí Phát Sinh Ngày Cưới | Áo Cưới | Album Ảnh Cưới Đẹp - Kế Hoạch Cưới - Cưới Hỏi Việt Nam
Đối với nhiều cô dâu chú rể, việc điều chỉnh ngân sách cưới luôn là vấn đề "ác mộng" bởi mỗi khi đi mua sắm hay làm việc với nhà cung cấp, khoản tiền họ dự định chi lại phình lên trong thực tế. Đó là vấn đề thường gặp của các đôi uyên ương không có kế hoạch ngân sách cẩn trọng. Một số người khác lại cho rằng, nếu muốn giảm chi phí đám cưới, cần cắt giảm hoa tươi, chọn nhà hàng hạng trung bình... Nhưng đó chỉ là những tiểu tiết, cụ thể. Đám cưới không phải là ngày đánh dấu việc bạn tiêu bao nhiêu tiền cho tiệc, cho váy áo, trang trí... Mà ngày cưới là dịp thể hiện niềm hạnh phúc của cô dâu chú rể và cũng là thời điểm thông báo chính thức tới họ hàng, bạn bè về mối quan hệ mới mẻ của hai người. Các cô dâu chú rể nên xác định rõ ý nghĩa này để không vung tay chi nhiều tiền chỉ để tổ chức cưới xa hoa mà mất đi sự gắn kết của gia đình, bạn bè. 2. Bí quyết quan trọng: xác định những ưu tiên hàng đầu Trước khi bắt đầu định mua bất cứ phụ kiện gì cho đám cưới, cô dâu chú rể nên tìm 3 vấn đề riêng mà hai người ưu tiên và muốn đầu tư kinh phí nhất. Sau khi đã có danh sách 3 chi tiết quan trọng nhất đám cưới, hai người sẽ cùng thảo luận, phân tích từng chi tiết để xác định có cần chi "mạnh tay" cho các vấn đề đó không. Cô dâu chú rể chỉ nên chọn 3 phần quan trọng nhất, ví dụ lễ ăn hỏi, tiệc cưới, ảnh cưới... Để dồn tiền cho các khoản này. Lúc đó, bạn cần kiên quyết bỏ qua hoặc cắt giảm chi phí tối đa trong các khoản khác như trang trí đám cưới, hoa, váy áo... Với những phần không phải trọng tâm, cô dâu chú rể nên chọn những dịch vụ hạng trung bình, vừa phải và hợp với túi tiền. Các đôi uyên ương cần nhớ, chỉ chi tiền cho những thứ không thể thiếu trong đám cưới, không nên sa đà vào các khoản trang trí hay chi phí không cần thiết khác. Nhờ bạn bè giúp đỡ trong các công việc ngày cưới như trang điểm, váy cưới, trang trí cũng là cách giảm chi phí và phòng trừ phát sinh. Ảnh: GWS. 3. Đưa ra ngân sách tối đa và chỉ chi 80% trong số đó Khi đã có phần việc ưu tiên, cô dâutrang diem co dau depvà chú rể cần gạch đầu dòng ra những khoản chi cụ thể cho từng công việc. Hai người nên đề ra khả năng chi trả của mình, sau đó giảm xuống khi thực hiện trong thực tế. Ví dụ bạn có thể bỏ 15 triệu đồng cho ảnh cưới, nhưng hãy chọn những gói chụp ảnh giá từ 10 - 12 triệu đồng hoặc bạn có khả năng trả 50 triệu đồng cho toàn bộ tiệc cưới nhưng khi đi đặt nhà hàng, bạn nên đặt tiệc sao cho chỉ tiêu tốn khoảng 40 triệu đồng. Những khoản chi phí thừa này sẽ là "cứu cánh" cho bạn khi các khoản chi khác tăng lên. Các chuyên gia tổ chức tiệc cưới ở cả nước ngoài và Việt Nam đều khuyên rằng, khi mua sắm, đặt dịch vụ cho đám cưới, cô dâu chú rể nên giảm ngân sách xuống 20% so với con số ban đầu, không bao nên dùng tất cả số tiền mình có, vì nếu có trường hợp phát sinh, bạn sẽ không có khoản nào khác bù vào. 4. Làm tất cả những việc có thể tự làm hoặc nhờ bạn bè Thay vì mất thêm tiền đi thuê dịch vụ ngoài, cô dâu chú rể có thể tận dụng chính khả năng của mình hoặc sự khéo léo của bạn bè. Ví dụ, chú rể có thể tự thiết kế phông, thiết kế thiệp... Còn cô dâu sẽ đảm nhận trách nhiệm cắm hoa, trang trí đơn giản cho lễ ăn hỏi, lễ cưới... Việc tự chuẩn bị đám cưới sẽ rẻ hơn nhiều so với thuê dịch vụ ngoài. Ngoài ra, một lợi ích không thể mua được khi tự lo liệu đám cưới, đó là bạn sẽ có nhiều kỷ niệm hơn, cả cô dâu và chú rể còn gắn bó, hiểu nhau hơn khi cùng nhau trải qua các công việc chuẩn bị. - - - - - - - - - Xem thêm: - - - - - - - - - www.Cuoihoivietnam.Com - Hình ảnh: internet - Nguồn: Ngôi Sao - - - - - - - - -
Nhận xét
Đăng nhận xét